Phân tích kỹ thuật trong Forex
Phân tích Kỹ thuật là phương pháp được sử dụng để phân tích giá cả, dự báo xu hướng và đánh giá triển vọng của thị trường. Cơ sở của phân tích kỹ thuật là bảng giá. Phân tích Kỹ thuật (PTKT) không nghiên cứu lý do của các thay đổi về giá cả (điều này nằm trong phạm vi xem xét của phân tích cơ bản) mà nghiên cứu tác động của những lý do đó. Có hàng loạt công cụ và phương pháp kỹ thuật được sử dụng để làm điều này. Tôi có thể điểm ra ở đây các công cụ như: biểu đồ hình nến, Lý thuyết Dow Jones, Nguyên tắc Sóng Elliot, Dãy số Fibonacci, các mô hình giá, Phân tích Tuyến tính… rất hữu ích trong việc xây dựng hệ thống giao dịch forex
Phân tích kỹ thuật sử dụng các công cụ toán học để tạo ra các chỉ số khác nhau. Các chỉ số này được sử dụng để đánh giá tình hình thị trường một cách nhanh chóng và cuối cùng kết quả của nó sẽ được áp dụng vào các quá trình giao dịch. Chính giá cả là yếu tố quyết định các chỉ số, do đó điểm yếu của các chỉ số kỹ thuật là chúng thường “trễ pha” – tức phản ánh chậm diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, ngày nay PTKT được coi là một trong các phương pháp phổ biến và hữu ích nhất để dự đoán biến động của giá cả.
Giá cả phản ánh tỷ lệ cung/cầu, do vậy một biểu đồ giá cũng sẽ minh họa những thay đổi của chỉ số này. Tuy nhiên, diễn biến của giá cả không phải lúc nào cũng phản ánh những thay đổi định lượng diễn ra trên thị trường (ví dụ, việc tăng hay giảm tốc độ tăng giá). Việc sử dụng các phương pháp toán học sẽ giúp chúng ta có thể bỏ qua sự biến động nhanh chóng của giá cả trong một ngày và đánh giá một cách khách quan các thay đổi của nó trong một giai đoạn cụ thể nào đó.
Tại sao chúng ta có thể tin tưởng ở PTKT? PTKT ngày nay dựa trên 3 nguyên lý:
- §Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ
Giá cả thường phản ánh nhiều yếu tố cùng đồng thời tác động đến thị trường (chính trị, kinh tế và xã hội). Một nhà phân tích kỹ thuật sẽ chỉ phân tích các biến động về giá mà không đi sâu vào nguyên nhân gây ra các biến động ấy. Hiểu được các nguyên nhân kỹ thuật của biến động về giá là rất quan trọng, đặc biệt là khi các chỉ số cơ bản chưa thể hiện bất cứ lý do rõ ràng nào giải thích cho những biến động này.
- §Giá cả biến động theo xu hướng
Giá cả sẽ biến động theo một hướng cụ thể (đi lên, đi xuống, đi ngang) cho đến khi xu hướng đó qua đi. Mối quan tâm chính của một nhà kinh doanh thành công là làm sao nắm bắt được tín hiệu của một xu hường mới manh nha càng sớm càng tốt.
- §Lịch sử thường hay lặp lại
Khi đưa ra các dự báo cho tương lai, bạn có thường nghĩ rằng mình sẽ thành công chỉ đơn giản bằng việc dự báo sự lặp lại của những gì đã diễn ra một ngày trước đó? Trên thực tế, tỷ lệ thành công có thể lên tới 60 – 70%. Lịch sử thường lặp lại. Điều này không chỉ đúng với con người mà còn đúng với cả các thị trường tài chính.
Một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ thường có xu hướng sẽ lặp lại trong tương lai. Điều này giống như một đoàn tàu đang chạy ở tốc độ cao nên không thể dừng lại ngay lập tức được; ngay cả khi má phanh khẩn cấp được sử dụng thì quán tính vẫn khiến cho con tàu chạy thêm một đoạn trước khi dừng hẳn. Trước khi con tàu có thể bắt đầu chạy theo hướng ngược lại thì nó cần phải dừng lại trước đã.
Do vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên là phân tích kỹ thuật cho ta hiểu biết về tương lai bằng cách nghiên cứu những gì đã xảy ra trong quá khứ. Bằng cách hiểu được những xu hướng có tính lặp lại cao, một nhà phân tích có đầy đủ mọi lý do để nói rằng các xu hướng đó sẽ tiếp tục lặp lại trong tương lai.
Độ chính xác của dự báo kỹ thuật có thể đạt tới 80%, tùy thuộc vào việc dự báo ấy do ai đưa ra. Đồng thời, nó cũng phụ thuộc nhiều vào việc diễn giải các tín hiệu và phương pháp phân tích được sử dụng. Ví dụ, nếu chỉ có một chỉ số được sử dụng (các dao động, các mức giá…) thì không có gì bảo đảm là việc dự báo sẽ chính xác cho dù việc diễn giải ý nghĩa của các tín hiệu là chính xác. Lý do cho điều này là mọi công cụ kỹ thuật, theo đúng quy luật, chỉ là một công cụ tập trung trên phạm vi hẹp. Nếu bạn muốn có cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường, bạn cần sử dụng một vài chứ không chỉ một chỉ số để phân tích, bao gồm các bảng giá đơn giản cũng như những mô hình toán phức tạp. Độ chính xác của một dự báo sẽ tăng lên nhiều lần nếu các dấu hiệu của một chỉ số được xác nhận bằng các dấu hiệu của một vài chi số khác.
Mỗi nhà kinh doanh dựa trên phân tích kỹ thuật sẽ chọn các công cụ kỹ thuật phù hợp nhất với cách tiếp cận của mình khi xây dựng chiến lược giao dịch. Với việc sử dụng một vài công cụ cùng lúc để phân tích diễn biến thị trường, độ chính các của dự báo có thể tăng lên tới 50% thậm chí là 80% trong một số trường hợp.
Thường thì phân tích kỹ thuật có thể đưa ra các dự báo chính xác hơn nếu được áp dụng với các biểu đồ dài hạn (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng). Đã có những bằng chứng rõ ràng giải thích cho điều này. Phân tích kỹ thuật cố gắng đưa ra các mô hình cho sự thay đổi của giá cả khi xem xét chúng trong dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Việc quan sát các biểu đồ ngắn hạn khá thú vị (ví dụ, 1M): giá cả thay đổi rất nhanh và mỗi lần thay đổi đều có thể dẫn tới khả năng tạo ra lợi nhuận hoặc thua lỗ tương đương nhau. Tuy nhiên, phần lớn các thay đổi này chỉ nằm trong một khoảng hẹp và có tác động rất nhỏ lên xu hường giá cả trong dài hạn. Trong các biểu đồ dài hạn (ví dụ, biểu đồ 4H áp dụng cho thời gian hai năm) bạn chỉ có thể nhìn thấy những thay đổi rất nhỏ trong bất cứ ngày giao dịch nào. Như vậy, diễn biến của giá cả trong một quãng thời gian dài là yếu tố quan trọng nhất cần xem xét đến khi thực hiện các phân tích kỹ thuật bởi chúng phản ánh các thay đổi kinh tế vĩ mô thực sự. Các tin tức kinh tế vĩ mô quan trọng nhất cũng thường được công bố theo chu kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Vì vậy, sẽ là hợp lô-gic nếu giả định rằng các xu hướng kỹ thuật thường hình thành và kết thúc trong những quãng thời gian tương đương như vậy.
Các mô hình thị trường dài hạn thường được lập để phục vụ các mục đích kinh tế vĩ mô, và là các mô hình phù hợp nhất để ứng dụng phân tích kỹ thuật. Bạn cần luôn nhớ rằng biên độ thời gian trong phân tích kỹ thuật là đặc biệt quan trọng và có thể là yếu tố đầu tiên quyết định độ chính xác của các dự báo kỹ thuật.
Tham khảo các phương pháp Phân tích kỹ thuật:
- Phân tích kỹ thuật Forex – System nâng cao #4 (Giao dịch theo RSI và Full Stochastic)
- Phương pháp giao dịch Forex hiệu quả – System nâng cao #3 (Giao dịch theo Fibonacci)
- Chiến thuật giao dịch Forex – System nâng cao #2 (Breakout của Breakout)
- Chiến thuật giao dịch Forex nâng cao
- Mô hình giá kết hợp Mô hình Nến Nhật trong Phân tích kỹ thuật Forex