Học Forex Ngày 2: Phân tích kỹ thuật với Trendline

Sau bài viết đầu tiên trong chuỗi Seri hướng dẫn tự  học giao dịch Forex, các bạn đã nắm sơ lược các khái niệm và những thành phần bắt buộc phải hiểu rõ để thành công trong lĩnh vực đầu tư tài chính này. Bài học hôm nay sẽ đi vào Phân tích kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào số liệu và những gì diễn ra trong quá khứ  để dự báo động thái kế tiếp cuả thị trường, PTKT không chính xác tuyệt đối. Giữa 2 trường phái kỹ thuật và cơ bản cần bổ trợ cho nhau để khắc phục điểm yếu.

Nhược điểm của PTKT là không biết được khi nào có thể xảy ra biến động mạnh (Breakout) trong khi News Trading sử dụng các tin tức kinh tế có thể dự báo điều này, thời điểm giao dịch là yếu tố quan trọng hàng đầu trong giao dịch lướt sóng các cặp FOREX. Giới đầu tư thường nói trong chứng khoán nhân tố quan trọng nhất là thời điểm, thời điểm và thời điểm còn trong đầu tư bất động sản thì địa điểm, địa điểm và địa điểm. Đúng vậy, cần xác định thời điểm nào thị trường dao động mạnh mới có thể đảo chiều được.

Tình huống thường gặp khi PTKT với Trendline l giá tiếp cận Trendline và bạn không biết nó có đủ lực để phá vỡ Trendline hay khôn, thế này thì khác gì năm ăn năm thua đúng không? Đó là do không kết hợp các yếu tố cơ bản, trong bài viết này sẽ hướng dẫn cách phân tích xu hướng Trendline, bài học đầu tiên khi mới nhập môn phân tích kỹ thuật mà Trader nào cũng phải nằm lòng.

Lý thuyết phân tích Trendline

1. Kẻ Trendline như  thế nào?

Để kẻ một đường xu hướng ta cần tối thiểu 2 đáy đối với xu hướng TĂNG, và 2 đỉnh đối với xu hướng giảm, ta sử dụng công cụ kẽ Trendline có sẵn trên phần mềm MT4 để nối đáy/đỉnh. Quan sát ảnh ví dụ bên dưới, Trendline tăng được tạo ra bằng cách nối 2 điểm thấp. Và một xu hướng mới hình thành khi đường Trendline cũ bị phá vỡ

2. Phân tích Trend ra sao?

Khá đơn giản, sau khi đã có Trendline thì khi giá chạm đường Support Trendline sẽ bật lại trở về xu hướng đang tiếp diễn. Ví dụ đang tăng thì khi giá giảm điều chỉnh về đường Trendline thì sẽ bật lên và tiếp tục tăng điểm. Nhìn vào Trendline kháng cự  Resistence, nó cũng được tạo ra với 2 đỉnh và từ đó về sau mỗi khi chạm Trendline đều bật lại.

Thông thường sau khi tìm được 2 điểm vẽ Trend line rồi thì 2-3 lần tiếp theo giá sẽ chạy theo kỹ thuật. Do đó ta có 2-3 lần giao dịch theo Trend với khả năng thắng trận rất rất cao vì Trend còn non và đang phát triển. Khi Trend “già”, ở điểm số 5,6 thì nên cẩn trọng, theo dõi bám sát các tin gây shock được công bố trên lịch kinh tế ForexFactory.

Cách phối hợp giữa PTKT theo Trendline và các tin tức kinh tế VĨ MÔ. Mỗi khi giá đến gần Trendline, ta nên truy cập vào Website www.ForexFactory.Com để xem vào thời điểm đó có tin tức nào quan trọng hay không, nếu giá đến Trendline vào phiên Mỹ và có tin tức Hot thì nên đợi sau khi tin được chính thức công bố hãy vào lệnh.

Tóm lại, các bước phân tích xu hướng bằng Trendline như  sau:

Bước 1: Kẻ Trendline

Bước 2: Đợi giá chạm Trendline, theo dõi các tin kinh tế

Bước 3: Vào lệnh hoặc tiếp tục chờ đợi tín hiệu mới: Khi chạm trendline và không có tin nào lúc đó thì vào lệnh theo Trend hoặc đợi có nến đảo chiều xuất hiện ở Trendline thì vào lệnh, cắt lỗ Stoploss trên/dưới bóng nến. Nếu có hot news thì đợi các tin public thì xem xét vào lệnh, nếu tăng/giảm mạnh phá Trend thì đánh theo chiến thuật bức phá Breakout Trading

3.Ví dụ minh họa thực tế

phân tích kỹ thuật - trendline

Các bạn thấy ở thời điểm hiện tại giá đã phá đường kháng cự và đang hướng lên mạnh mẽ, đây là cơ hội MUA tốt vì giá sẽ còn tăng mạnh. Mục tiêu chốt lời TAKE PROFIT nằm ở các điểm Fibonacci điều chỉnh 38,2%, cao hơn là 50%, tìm các mục tiêu chốt lời theo Fibonacci này dựa vào ĐỈNH và ĐÁY của Trend giảm này. Ta dễ dàng tìm được ĐỈNH và đáy mới vừa tạo.

trendline - fibonacci - profit

Nguyên nhân nào gây ra cú đảo chiều ngoạn mục trên!?

Nếu chỉ dự đoán hoàn toàn theo kỹ thuật thì có thể dùng công cụ Fibo Time Zone hoặc GAN, những kỹ thuật này rất phức tạp và mang phong cách huyền bí nên ta kết hợp với các News cho dễ hiểu.

phan tich co ban ket hop ta

Nguyên nhân là đây, theo giờ Việt nam lúc 1h-3h sáng có cuộc họp FOMC lúc 1:00 và ông Bernanke phát biểu lúc 3:00 sáng, các cuộc họp này bàn về chính sách vĩ mô, tài khóa, tiền tệ tác động trực tiếp lên đồng USD nên tất cả các cặp so với USD đều biến động rất mạnh, trong đó Vàng, eurusd, gbpusd giật mạnh nhất.

Trên Website ForexFactory.com có địa chỉ theo dõi nhanh tường thuật cuộc họp (bằng tiếng Anh)

Ta tìm được địa chỉ này: http://www.federalreserve.gov/monetarypolicy/fomccalendars.htm

Đây là lịch các cuộc họp diễn ra trong năm 2013 và up các bài viết nhanh chóng. Các Trader ở Mỹ có lợi thế vì nắm bắt nhanh kết quả, thậm chí theo dõi Live suốt buổi họp nên họ quyết định nhanh. Trader Việt ta chủ yếu kết hợp cả hai, thấy giá Breakout vào thời điểm trọng đại này thì đơn thuần canh mua vào, qua hôm sau mới đọc báo mạng để cập nhật thông tin. Các đệ tử môn phái PTKT quan niệm tất cả các yếu tố đều thể hiện qua GIÁ nên không nhất thiết tìm hiểu sâu xa nguyên nhân vĩ mô, chỉ cần có signal theo chiến thuật giao dịch là vào lệnh chiến ngay. Tham khảo thêm Case Study giao dịch với tin Non farm Payroll →

Chủ đề về Trendline khép lại ở đây, chắc chắn KinhdoanhForex.net còn update nhiều Case Study thực tế cho các bạn tự tìm hiểu và áp dụng để nắm bắt cơ hội trong tương lai.

Chúc các nhà đầu tư Forex thành công!

Chia sẻ thông tin:
Updated: Tháng Bảy 11, 2013 — 2:46 sáng