Phân tích kỹ thuật xác định mức cản Support – Resistence trong quá khứ

Chào các bạn FX Trader!
Xác định các mức cản trong phân tích kỹ thuật là một trong 3 bước nền tảng để tìm cơ hội giao dịch:
1. Xu hướng Trend
2. Các mức cản Support/Resistence
3. Điểm xác nhận Comfirmation

Để tìm các điểm cản hiệu quả, các bạn có thể sử dụng các công cụ như: Pivot point, điểm xoay giúp tìm mức cản trong ngày, thích hợp với các Trader chọn chiến thuật lướt sóng Day Trading, Cản Fibonacci,…Trong topic này, @Kinhdoanhforex.net chia sẻ một cách tìm cản đơn giản nhưng sẽ phát huy hiệu quả trong nhiều trường hợp, đó là cản trong quá khứ! Cái tên này nghe khá lạ lẫm, cản trong quá khứ là gì?

Quay trở lại kiến thức cơ bản nhất về cản kỹ thuật, dưới góc độ kỹ thuật, một điểm cản được hình thành khi CÓ NHIỀU NGƯỜI cùng hành động như nhau tại một vị trí và thời điểm, do đó không nên sử dụng các công cụ xác định cản ít người dùng vì giá không phản ứng tại đó nhiều. Cách tìm cản quá khứ này khá đơn giản, chỉ cần quan sát tìm các điểm cản trước đó, nếu giá phản ứng nhiều lần tại một vị trí thì chắc chắn trong tương lai nó sẽ hành động “tương tự’, đây gọi là nguyên tắc “Lịch sử luôn lặp lại” trong phân tích kỹ thuật. Nếu bạn theo trường phái Price action, PTKT dựa trên biểu đồ giá cả sẽ gặp cản loại này thường xuyên. Ví dụ minh họa bên dưới:

kinh doanh forex - phan tich ky thuat - xac dinh can support - resistence

Trên đây là biểu đồ giá vàng 1H, để ý quan sát trước đó đã nhiều lần thị trường phản ứng “giống nhau’ tại một điểm. Đây là vị trí đáng “tình nghi”, sắp tới ó sẽ có hành động tương tự, như vậy cơ hội được sinh ra ngay tại vị trí “vàng” này.

kinh doanh forex - phan tich ky thuat - xac dinh can support - resistence

Đúng như dự đoán, giá đã có một phiên tăng nhẹ, dù lực tăng không đáng kể nhưng cũng là một lệnh giao dịch có lãi và nếu áp dụng thì bạn đã trade theo một chiến lược bài bản. Về việc xác định mức chốt lời và cắt lỗ, chịu khó quan sát xung quanh bạn sẽ phát hiện thêm mô hình vai – đầu – vai ngược (mình ko vẽ lên hình trực tiếp để các bạn thử tài nhận diện mô hình giá price pattern 🙂 ) Như vậy sẽ take profit tại mục tiêu tiềm năng là bằng khoảng cách từ đầu tới đường cổ, ví trí dừng lỗ sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố căn bản sau: Tỷ lệ chấp nhận rủi ro theo phần trăm mà bạn chấp nhận, ví dụ account có số dư 1.000 usd, và tỷ lệ rủi ro tối đa cho một lệnh là 2%, bằng 20 usd, và cơ hội này mang lại tiềm năng lợi nhuận là 30 usd, lỗ 15 usd. Như vậy số tiền lỗ dự tính thấp hơn 2% (20 usd theo nguyên tắc bảo toàn vốn – có thể chấp nhận được).

Dựa theo kỹ thuật bạn tìm được mức hỗ trợ tại một điểm, nếu thị trường phá vỡ điểm hỗ trợ này một đoạn nhất định thì chấp nhận sai, khi đó sẽ tìm được khối lượng giao dịch hợp lý nhất. Như ví dụ trên, nếu bạn chấp nhận lỗ 15 usd, bạn sẽ “đánh” 0,01 lot, khoảng cách kỹ thuật chịu lỗ là 15 pip (bằng 15 usd), như vậy khối lượng trade sẽ là 0,01 lot.

Chia sẻ thông tin:
Updated: Tháng Năm 17, 2015 — 3:24 sáng