TUYỆT CHIÊU bắt đỉnh/đáy với Ichimoku

Cảnh báo! Đây là một hoạt động vô cùng mạo hiểm nhé, không khéo là bay tài khoản như chơi đấy ạ. Trước khi tìm hiểu cụ thể cách bắt … dao rơi, anh em phải hiểu rõ một số nguyên lý sau đây:

  • Bắt đỉnh/đáy cực kỳ nguy hiểm dù nó mang lại tỷ lệ lời:lỗ cao chót vót.
  • Nếu được thì Stoploss, nếu nhồi lệnh thì nhất định phải đánh khối lượng nhỏ

Phần 1. Tại sao lại sử dụng Ichimoku để bắt đáy/đỉnh – Nguyên lý của phương pháp này là gì ?

Nền tảng của chiến thuật này đó là SỰ CÂN BẰNG GIÁ. Một xu hướng bền là lùi một bước để tiến lên 3 bước. Một đợt tăng hay giảm nóng kéo dài nhất định sẽ phải điều chỉnh về mức giá trị trung bình của nó rồi mới đi tiếp.

Đây là một trường hợp mà thị trường hết sức nhây và lầy, các bác thấy chuỗi ngày, đến hơn 15 phiên liên tục leo núi không ngừng nghỉ. Kiểu này mà áp dụng nhồi lệnh với khối lượng lớn là tiêu tùng chắc luôn. Do đó, riêng đối với những ai theo phương pháp nhồi lệnh thì phải hết sức tỉnh táo để rải lệnh đều, có sức chịu đựng cao nhé, chỉ riêng dính một kèo này thôi là tài khoản khét lẹt.

Phần 2. Chiến thuật cụ thể áp dụng cho tất cả các cặp tiền tệ

Khung thời gian: tối thiểu là H4, luôn quan sát biểu đồ tuần và ngày trước, tind hiệu ở chart càng lớn càng đáng lưu ý vì có thể đó là xu hướng kéo dài. H4 là để tìm điểm vô lệnh trong ngày.

Cấu tạo của Ichimoku gồm có các thành phần sau đây:

  • Mây Kumo: Đám mây này góp phần tạo ra cản mạnh và nếu giá xuyên thủng sẽ đảo chiều, giá tăng/giảm càng xa đám mây thì càng bị hút về mây mạnh.
  • Đường Kijun sen ( đường màu xanh dương ): đường phản ứng chậm với giá, có vai trò tạo lực hút khi gặt ngang qua, cái từ này do @kinhdoanhforex nghĩ ra nhé, không có trong sách vở nào cả. Theo kinh nghiệm thực tế có được thôi.
  • Đường Tenkan sen ( đường màu đỏ ): đường phản ứng nhanh, giá sẽ theo chỉ đạo của nó trong ngắn hạn nhưng về dài hạn sẽ theo Kijun.

Công thức bắt sóng ngược như sau:

  1. Đầu tiên là giá phải di chuyển một đoạn khá xa và liên tục.
  2. Đường Kijun sen cân bằng giá – biểu hiện là đường màu xanh dương gặt ngang qua, TẠO LỰC HÚT giá về nó.
  3. Quan sát kỹ đường Tenken sen, nếu đường màu đỏ mâu thuẫn với đường xanh dương thì giá sẽ theo đường đỏ trước rồi mới trở về với xanh dương.

Đầu tiên là đợi giá xuống vùng cản, sau đó kijun sen cân bằng giá thì biết ngay sắp đảo chiều hút về phía kijun.

Chính vì lẽ đó mà chiến thuật này cần luyện đôi mắt nhanh nhạy và kỹ năng hơi nhiều, không đơn giản như việc gập khuôn các chiến thuật khác. Kiểu này là thuộc về master rồi, nên có lẽ không phù hợp với nhiều người. Những ai từng dùng ichimoku sẽ thấy tâm đăcs.

Phần 3. Case study áp dụng thực tế

Ngay bây giờ sẽ đến phần áp dụng thực tế cách bắt đỉnh/đáy với Ichimoku. Các bạn chịu khó quan sát nhé, cũng không tới nổi rối rắm lắm đâu.

Case study số 1. Cú điều chỉnh ngoạn mục

Công thức đơn giản nhất là các bạn hãy QUAN SÁT ĐƯỜNG KIJUN, đó là kim chỉ nam nhận biết sắp đảo chiều đấy.

Nhưng nếu đường Tenkan nó chưa đồng thuận thì giá vẫn còn rướn thêm tý nữa mới chịu vâng lời. Chiến thuật này ban đầu có vẻ hơi khó nhưng nhìn quen mắt sẽ phản ứng rất nhanh.

Và giá đã phản ứng bị hút về Tenkan như lý thuyết.

Case study số 2. Bắt đáy tài tình

Case study số 3. Công thức kết hợp Pivot Point và Ichimoku để tăng sức mạnh nhờ vào cản ngon

Tìm cản trong ngày để bắt được điểm vào tốt là công đoạn bắt buộc. Anh em có thể xài cản Fibonacci, cản theo lực nến hoặc pivot point, riêng mình thích xài pivot nhất.

Đầu tiên là ngó nghiêng tìm xem giá đáp xuống cản mạnh hay chưa, S1 và quá lắm là S2.

Tenkan gặt ngang qua là dấu hiệu sắp tăng trở lại nên BUY ngay S1

Nhìn chung thì Ichimoku không phải một công thức cố định, nó cần đánh giá thủ công nên phải luyện tập mới tăng độ nhạy bén và phán đoán chuẩn xác nha các chiến hữu. Qua bài này, các bác đã biết được BÍ MẬT độc chiêu nhất của Ichimoku chính là đường kijun sen, chính nó đã báo hiệu có đợt đảo chiều. Môn phái này chỉ dùng trong hoàn cảnh bị kẹt lệnh, có cái bám víu và trông cậy thôi nhé, nếu đánh chính thì cần kiên nhẫn hết mực để đợi giá lên/xuống hết mức.

ACE nào chưa rõ có thể giao lưu với mình qua Zalo nhé: 0947.409.918, cùng chụp ảnh biểu đồ phân tích để đánh giá cụ thể, cách học này mau tiếp thu nhất.

Chia sẻ thông tin:
Updated: Tháng Năm 18, 2018 — 3:08 sáng