Mô hình giá còn được gọi là Naked Trading, phương pháp này rất phổ biến trong lãng Trader quốc tế, được nhiều Trader sử dụng do tính đơn giản, trực quan và dễ quản lý chiến thuật giao dịch. Qua 2 bài viết Nhập môn về price action ( xem tại đây và tại đây ) Ở các chủ đề trước, KinhdoanhForex.net giới thiệu sở lược định hướng giao dịch với các mẫu hình giá bao gồm cách xác định xu hướng, tìm điểm vào lệnh và chốt lời hiệu quả, bài viết này hướng dẫn cụ thể các hình dạng price action kinh điển và cách đọc biểu đồ nhanh.
1. Mô hình giá xuất hiện tại đâu và khi nào?
Đây là câu hỏi đầu tiên khi bắt đầu phân tích các Price Pattern, về căn bản thì các mẫu hình giá xuất hiện khi thị trường điều chính, thông thường theo lý thuyết bước sóng thì giá tăng sau đó sẽ có lúc điều chỉnh giảm nhẹ rồi mới tiếp tục đà tăng chứ không Breakout một mạch vài trăm pip (vẫn có trường hợp tăng đột biến nhưng ít khi, chủ yếu di chuyển “nhịp nhàng” theo từng bước sóng. Xem ảnh mình họa kế bên, sau một đợt sóng giảm tương đối (Khoảng 60-100 pip) thị trường bắt đầu hình thành các mô hình giá XU HƯỚNG TIẾP DIỄN, đó là các dạng biểu đồ như: Mô hình cờ hiệu, mô hình tam giác cân. Cơ hội giao dịch thích hợp là khi giá bắt đầu quay lại xu hướng và tăng/giảm đáng kể phá vỡ trendline của mô hình. Ví dụ: Ảnh minh họa là mẫu tam giác tiếp diễn, giá sẽ phục hồi nhẹ và sức điều chỉnh yếu dần, đi đến gần đỉnh tam giác thì nhiều khả năng Breakout.
2. Ví dụ thực tế các mô hình giá Price Action
Trên đây là mô hình giá cân xứng, trước đó là xu hướng tăng, theo dạng này thì các Trader sẽ vào lệnh thì giá tăng mạnh vượt cản trên của mô hình, Tuy nhiên, giá đã giảm phá vỡ Trendline hỗ trợ. Tình huống này ta sẽ đơi giá hồi lên test Line kháng cự (Trendline hỗ trợ biến thành kháng cự sau khi bị phá vỡ) Tại resistence Trendline này là cơ hội SELL.
Điểm Dừng lỗ Stoploss ở trên Trendline kháng cự và mục tiêu lợi nhuận lý tưởng bằng khoảng cách khi mô hình giá bắt đầu.
3. Kết hợp mô hình giá Indicator Momentum
Momentum là khái niệm chỉ “xung lượng”, đó là độ mạnh yếu của đà tăng/giảm, theo lý thuyết thì trường phái Price Action không cần các công cụ hỗ trợ, Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì tín hiệu mua bán vững chắc hơn khi có thêm yếu tố hỗ trợ đà tăng/giảm, theo kinh nghiệm phân tích kỹ thuật từ trước đến giờ, KinhdoanhForex.Net sử dụng Indicator MACD để phân tích nhanh xem xu hướng có đang mạnh lên hay không, Dấu hiệu dễ thấy nhất để nhận biết 1 xu hướng đang tăng mạnh là MACD cắt qua ngưỡng 50, chỉ số 50 này được xem là ranh giới của sự đảo chiều, cùng quan sát tình huống sau:
Đây là mô hình failing Weidge (Mô hình này tượng trưng cho sự tích lũy năng lượng chờ bức phá), cơ hội giao dịch là khi giá phá vỡ đường kháng cự.
Sử dụng thêm Indicator MACD, ta thấy rằng MACD đã cắt vượt ngưỡng 50, điều này cho thấy nhiều khả năng sẽ ĐẢO CHIỀU từ đà giảm sang xu hướng tăng. Nhiều Trader mới nói rằng khó tìm điểm vào và chốt lệnh khi giao dịch với mô hình giá, điều này đã được khắc phục với chức năng Trailing Stoploss
Xem thêm bài hướng dẫn khi nào nên thoát lệnh với Trailing Stoploss tại đây. Trailing Stoploss là giải pháp tự động làm điểm Stoploss trươt theo xu hướng để tăng lợi nhuận theo đà Trending của thị trường.
Điểm thoát lệnh một là dựa trên Trading Plan (kế hoạch giao dịch): Ví dụ: Mục tiêu mỗi tuần Trade 3 lệnh, Mỗi lệnh cố định ăn 100 pip và chấp nhân rủi ro là 50 pip thì cứ theo đó để setup điểm TP và Stoploss. Nguyên tắc thứ hai là chốt lệnh theo cản, KDFX khuyến khích dùng cách này vì thật sự giá không thể tăng hay giảm mãi được ( Có câu nói vui là thị trường nào chả có lúc hạ giá – đại tá nào chẳng có lúc về hưu 🙂 ), thế đấy, sử dụng cản làm điểm chốt lời hay cắt lỗ đơn giản và hiệu quả nhất. Nguyên tắc thứ bai là lướt theo sóng để ăn trọn Trend, chiều này dành cho các trader gạo cội đánh trung hạn và sẵn sàng ôm lệnh kéo dài có thể hàng tuần, cách này ăn dầy nhưng nếu bị ngược sóng thì hay choáng.
Chủ đề hôm nay dừng lại ở đây, viết nhiều quá các bạn Trader cảm thất rối, nội dung chính của bài viết này là tập trung vào kỹ năng kẽ mô hình, điển hình với các Pattern căn bản như Tam giác cân và Failing Weidge. Các chủ đề tiếp theo sẽ tiếp tục tìm kiếm các ví dụ thực tế để các bạn hiểu và áp dụng Price Action vào phân tích biểu đồ giá.
P/S: Xem thêm bài viết này: Tỷ lệ Reward:Risk trong phương pháp Price Action để biết cách tính toán lời:lỗ
Profitable Trading,