Chọn sàn giao dịch GOLD – FOREX uy tín

Có 2 cách phổ biến để chọn Nhà môi giới cho bạn:

1. Cách đơn giản: đọc các đánh giá về sàn, và dựa vô số Sao và các thông tin phản hồi để chọn lựa.

Cách này thì không có sự đảm bảo, tuy nhiên các sàn giao dịch đạt xếp hạng 5 sao sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn, hoặc những thông tin bạn đọc được phản ánh đúng sự thật

2. Cách chuyên nghiệp: bạn sẽ tự thực hiện việc điều tra của riêng mình và việc tham khảo các đánh giá trên chỉ là một phần trong đó. Chúng tôi sẽ mô tả từng bước cụ thể để có được sự lựa chọn chuyên nghiệp:

Bước 1: Phải biết bạn muốn gì khi giao dịch

Bắt đầu bằng việc tạo ra một danh sách các đặc tính cho sàn giao dịch mà bạn cần.

Các câu hỏi bạn nên thêm vào danh sách này là:
– Bạn định trade cặp tiền nào?
– Spread như thế nào là hợp với bạn (cố định, thay đổi, bao nhiêu pip)?
– Bạn có chấp nhận trả phí (commission) cho mỗi lệnh mình đặt không?
– Số tiền tối thiểu mà bạn có thể đầu tư?
– Đòn bẩy bạn cần là bao nhiêu?
– Các công cụ (tools), chỉ báo (indicators) nào bạn cần?
– Bạn có cần một platform riêng nào không (như MT4 chẳng hạn)?
– Bạn có đánh kiểu Scalping không?
– Bạn có đánh kiểu Hedge không?
– Bạn có cần Trailing stop không?
– Bạn có cần chức năng “One-click-trading” không?
– Bạn có muốn trade bằng điện thoại và/hoặc nhận tín hiệu giao dịch không?
– Bạn có quan tâm sàn này là ECN/STP hay Dealing Desk không?
– Đòn bẩy nào mà sàn có thể cung cấp cho bạn?
– Sàn này có đăng ký với cơ quan quản lý nào không?
– Sàn này có các dịch vụ cao cấp như biểu đồ, cung cấp tin tức và bình luận thị trường không? Các dịch vụ này quan trọng như thế nào đối với giao dịch của bạn?
– Bạn có quan tâm đến danh tiếng của sàn này không? (Bạn nên thật quan tâm tới vấn đề này, vì sự an toàn của khoản đầu tư)
– Bạn có thể chuyển và nhận tiền bằng cách nào (Chuyển khoản ngân hàng, Paypal, thẻ tín dụng…)? Có thể có hạn chế tùy thuộc vào nơi bạn sống.
– Phí là bao nhiêu khi bạn nạp tiền, chuyển tiền, rút tiền?

– Sắp xếp các câu hỏi tùy theo sự quan trọng của nó đối với bạn, bỏ chúng vào danh sách của mình và bắt đầu việc Tìm kiếm.

Bước 2: Tìm kiếm Broker phù hợp

 

Tìm kiếm trên Internet, sử dụng các bộ máy tìm kiếm và ghé qua các trang web của các sàn này. Đó là những gì mà các trader đã làm trước đây!

Bước 3: Ghé thăm trang web của Broker

 

Sau khi thu hẹp lựa chọn của bạn xuống chỉ còn vài Broker, đây là lúc để làm các điều tra sâu hơn bằng việc tham khảo trang web của họ và đọc về các Nguyên tắc giao dịch, Cam kết và chính sách, hiểu về các điều kiện và điều khoản, cảm nhận sự minh bạch trong việc kinh doanh của họ thông qua: địa chỉ, điện thoại, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, sự hiện diện thông tin của các cơ quan đang quản lý họ.

Nếu một Broker không có bất kỳ địa chỉ nào trên website thì nó sẽ là một tín hiệu báo động cho bạn đấy. Điện thoại, chat, skype,email – tất cả chẳng là gì khi không có địa chỉ!

Thứ 2, tổng thể diện mạo website có thể nói cho ta biết về chủ của nó. Nó không cần phải có tính hiện đại và tương tác nhiều, viết dạng Flash…, mà chỉ cần một cái nhìn thật chuyên nghiệp, tất cả các trang và liên kết phải có chức năng cụ thể.

Vài thứ kiểu như “Coming soon” (sẽ sớm xuất hiện) trên một trang trống rỗng là không thể chập nhận được! Đối với khách mới, nó luôn giống như một thông điệp tạm thời, nhưng bằng kinh nghiệm, chúng tôi biết nó sẽ “sớm xuất hiện” trong vài tháng hay vài năm nữa(!). Một Forex Broker mà đã kinh doanh và nhận tiền từ khách hàng thì không cho phép website chưa hoàn thiện được.

Sự lựa chọn tốt nhất của bạn sẽ là mở một tài khoản với một Regulated broker – tức là một Broker đã đăng ký với cơ quan chức năng và vẫn đang nằm dưới sự giám sát và quản lý của cơ quan đó.

· Tại Mỹ: NFA,CFTC

Cơ quan quản lý ở Mỹ có CFTC và NFA. CFTC xác định các quy tắc điều chỉnh ngành công nghiệp môi giới hàng hóa, và có nhiệm vụ bảo vệ nhà đầu tư, trader và công chúng khỏi các hoạt động phi đạo đức trong thị trường hàng hóa, thị trường tương lai và quyền chọn. Hơn nữa, CFTC có trách nhiệm tạo ra môi trường pháp lý nhằm nuôi dưỡng thị trường tự do rồi thúc đẩy cạnh tranh. CFTC có quyền đóng cửa bất kỳ tổ chức nào không theo quy định trong ngành công nghiệp forex.

NFA là một cơ quan khác quản lý việc thực thi các yêu cầu về vốn và duy trì một cơ cấu tài chính lành mạnh giữa các thành viên. Nó cũng yêu cầu các công ty thành viên tích cực giám sát nhân viên, đại lý và chi nhánh nhằm ngăn chặn các hoạt động gian lận và trái pháp luật. Vì không phải tất cả Forex Broker đều là thành viên của NFA, do đó rất quan trọng khi tìm một Broker mà cho thấy sự minh bạch giữa các thành viên nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan tới các hoạt động gian lận và trái pháp luật

· Tại Canada: BCSC, CIPF, OSC

· Tại Anh: FSA UK

Ở Anh, các Forex Broker được quản lý bởi FSA (Financial Services Authority). Ngoài nhiệm vụ giám sát thông thường, FSA còn yêu cầu tiền gửi của khách hàng phải tách biệt với các quỹ và tài khoản của nhà môi giới. Nói cách khác, trong trường hợp phá sản do gian lận hoặc quản lý yếu kém thì các quỹ sẽ được an toàn. Những lợi thế của yêu cầu này là hiển nhiên.

· Tại Thụy Sĩ: SFDF, ARIF, FINM (Yêu cầu phải có giấy phép ngân hàng)

Lời khuyên của chúng tôi đối với các trader mới là phải cảnh giác các nhà môi giới ngoại hối mà chỉ có hoạt động tại Thụy Sĩ hoặc chỉ đăng ký với nhà chức trách Thụy Sĩ. Nhiều kẻ lừa đảo đã khai thác danh tiếng của Thụy Sĩ như là một trung tâm ngân hàng để đăng ký công ty giả mạo với các cơ quan của Liên bang Thụy Sĩ, những người rất lỏng lẻo về các quy định của ngành công nghiệp Forex.

Cơ quan quản lý chính ở Thụy Sĩ là Ủy ban Ngân hàng Liên bang Thụy Sĩ (Swiss Federal Banking Commission_SFBC). Nhưng nhiều kẻ lừa đảo chọn đăng ký công ty của họ với một trong những định chế quản lý tư nhân như Organisme d’autoregulation fonde par le GSCGI, Polyreg và Association Romande des Intermediares Financiers, vì các cơ quan này chỉ quan tâm đến những vấn đề rửa tiền,và nói chung là rất lỏng lẻo trong việc bảo vệ khách hàng.

Dự kiến Ủy ban Ngân hàng Liên bangThụy Sĩ sẽ đặt tất cả các công ty môi giới ngoại hối theo dưới sự giám sát riêng của mình bằng cách thiết lập một cơ quan tương tự như NFA của Mỹ, nhưng cho đến khi kế hoạch đó có hiệu lực, khách hàng của các nhà môi giới ngoại hối ở Thụy Sĩ về cơ bản không được bảo vệ khỏi sự gian lận.

Tại Thụy Điển: Swedish FSA
Tại Đan Mạch: Danish FSA
Tại Tây Ban Nha: CNMV
Tại Nhật Bản: FFAJ, FSA Japan
Tại Hồng Kông: SFC
Tại Australia: ASIC
ASIC quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Úc. Tất cả các nhà môi giới hợp pháp cung cấp các dịch vụ bán lẻ thì phải đăng ký với cơ quan thi hành yêu cầu về vốn. Pháp luật Úc yêu cầu bất kỳ nhà môi giới Forex nào cũng phải có Australian Financial Services License (Giấy phép dịch vụ tài chính của Úc) hoặc giấy phép cấp bởi Reserve Bank of Australia (Ngân hàng dự trữ Úc).

Tại Dubai: DMCC, DGCX, DFSA, ESCA

Bước 4: Đọc các đánh giá về các Broker được chọn

 

Bạn nên tìm kiếm thêm các đánh giá trên mạng để ra quyết định. Những thông tin này có thể rất hữu ích nhưng đôi khi lại làm bạn bối rối và bị “quá tải” thông tin. Vì có quá nhiều thông tin trái chiều, tốt có, xấu có, trong đánh giá về một sàn nào đó, thật khó để lọc ra đâu là sự thật và quyết định. Phải làm sao bây giờ?

Chúng tôi mạn phép đưa ra một vài nguyên tắc đơn giản như sau:

a. Nếu sàn đó đã thành lập được hơn 10 năm – điều này nói lên rằng sàn này có kinh nghiệm rất nhiều trong ngành forex và biết quan tâm tới khách hàng, nếu không thì họ sẽ không tồn tại tới bây giờ.

b. Nếu sàn được quản lý bởi một tổ chức lớn ở quốc gia đó – điều này nói lên rằng sàn đó thật sự nghiêm túc trong việc kinh doanh này và có những nỗ lực cần thiết để tuân theo các quy tắc và luật lệ của tổ chức giám sát đó.

c. Nếu sàn đó cung cấp nhiều hơn 1 sản phẩm giao dịch, ví dụ bên cạnh Forex còn có Futures (Hợp đồng tương lại), Options (Quyền chọn), Commodities (Hàng hóa), Stock (Chứng khoán), CFDs … điều này nói lên rằng sàn đó đang có một quy mô kinh doanh lớn hơn, với nhiều trách nhiệm hơn và có nhiều khách hàng hơn giao dịch với họ.

Cách lọc các thông tin tốt và xấu:

Hãy chọn lọc các thông tin mà bạn đã đọc, luôn phân tích xem người đã viết đánh giá đó: là trader chuyên nghiệp hay người mới vào nghề.

Thông qua các bài viết đánh giá ta không chỉ biết được về trình độ của trader đó, mà còn biết được người đó có hiểu rõ cái mà mình đang viết hay không. Bằng cách này bạn sẽ lọc ra được rất nhiều thông tin xấu nơi mà các người mới vào nghề nói về những vấn đề mà họ gặp bởi chính sự thiếu hiểu biết của họ.

Tương tự ta cũng áp dụng để lọc các đánh giá 5 sao. Không khó gặp những đánh giá được cung cấp bởi chính sàn đó để làm tăng thứ hạng của họ. Những đánh giá này có một “hương thơm” đặc biệt và mặc dù có nhiều nỗ lực để che giấu bộ mặt thật của người đánh giá, ta vẫn không khó để nhận ra 100% đó là quảng cáo mà thôi. Công việc của bạn là luôn luôn phải giữ một cái đầu lạnh và đánh giá mọi thứ một cách khách quan.

Bước 5: Bí quyết cuối cùng cho một quyết định đúng


Cuối cùng, cách tiếp cận của bạn để chọn một sàn Forex cũng tương tự như quá trình chọn một ngân hàng mà bạn có thể tin tưởng gửi tiền vào: Danh tiếng, sự minh bạch, sự nhanh chóng tiện lợi trong giao dịch tiền bạc, sự hỗ trợ khách hàng tốt.

Cam kết của khách hàng (Client Agreement) là gì?

Nhiều sàn Forex có thể “quên” không cập nhật trên website của họ theo sự thay đổi trong điều kiện giao dịch, ví dụ như trên web cho thấy spread là 1 pip trong khi thật sự đã đổi thành 2 pip rồi, cho đánh scalping trong khi thực tế thì không cho. Nếu bạn không đọc Cam kết của khách hàng mà thay vào đó chỉ đơn giản là đánh dấu vào ô “ “Tôi đồng ý” thì bạn đang hại chính mình đấy.

Chia sẻ thông tin: