Bảng lương phi nông nghiệp – Non-farm payrolls
Đây là một trong những bản báo cáo được mong đợi nhất của Mỹ, Non-farm payrolls là một bản báo cáo kịp thời về bức tranh của thị trường việc làm ở Mỹ : gia tăng, tụt giảm, số giờ làm việc, số lương thưởng … Những tư liệu trong bản báo cáo được thu thập từ 2 cuộc khảo sát là Household Surveys và Establishment (payroll) Survey ( Báo cáo theo hộ gia đình và báo cáo theo bảng lương).
Trong đó Establishment Survey được ưa chuộng hơn vì bản báo cáo này đánh giá tình trạng của các doanh nghiệp chứ ko chỉ gói gọn trong các hộ gia đình. Bản báo cáo có những chỉ số đầy ý nghĩa như : Change in nonfarm payrolls, Unemployment, Manufacturing Payrolls, và Average Hourly Earnings.
Trong quá trình khai thác cũng như phân tích về bản báo cáo mình sẽ có cơ hội để mở ra trước mắt các bạn nhiều hơn nữa những news và yếu tố liên quan đến tình trạng lao động
Nonfarm Payrolls – NFP
Nonfarm payrolls – NFP là một báo cáo về tình hình kinh tế của Mỹ được thông báo hàng tháng.
Tên của bản báo cáo được biên soạn để sử dụng cho những công ty về sản xuất, xây dựng, và các công ty chế tạo sản phẩm. Ban Thống Kê Lao động của bộ Lao động cho ra những tài liệu sơ bộ của cuộc khảo sát dành cho tháng trước đó. Tin ra vào thời điểm 8h30 ET thức đầu tiên của hàng tháng, hoặc theo Ban này bản báo cáo sẽ được đưa ra vào thứ 6 thứ 3 trong tháng sau khi có kết luận về tài liệu của tuần
Ví dụ: Tuần có ngày thứ 12 của tháng, thường có ảnh hưởng lớn đến đồng tiền Mỹ, thị trường chứng khoán, và thị trường khế ước, cho dù chỉ số của NFP ngày hôm đó chỉ có một chút ít khác biệt so với sự mong đợi về NFP.
Chỉ số được công bố là chỉ số về sự thay đổi trong NFP so với tháng trước đó và thường có sự thay đổi từ 10000 cho đến 250000 suốt những giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Các con số về NFP được sử dụng để đại diện cho số công việc gia tăng hay mất đi trong kinh tế trong tháng gần nhất, ko bao gồm những công việc liên quan đến ngành công nghiệp trồng trọt. Vì ngành này thường có tính chất thuê nhân công theo mùa mà điều này sẽ làm cho chỉ số xung quanh thời điểm gặt ko còn chính xác nữa ( vì các nông trang thường tăng thêm số công nhân và sau đó thì chỉ số vào mùa gặt mới được công bố). Bản báo cáo này cũng cho biết về số giờ làm việc trung bình hàng tuần và số thu nhập kiếm được bình theo tuần của tất cả những công nhân thuộc những ngành có trong báo cáo.
NFP bao gồm các thông tin sau :
- Sự thay đổi về chỉ số NFP
- Tỉ lệ thất nghiệp
- Thay đổi về chỉ số Manufacturing Payrolls : chỉ số Payrolls dành riêng cho các ngành sản xuất
- Thu nhập trung bình tính theo giờ
- Số giờ làm việc trung bình tính theo tuần
Ý nghĩa của NFP đối với nền kinh tế
Nói chung, khi chỉ số lao động gia tăng có nghĩa là các công ty đang phát triển và cần tuyển dụng nhân lực và điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ có việc làm và có tiền để chi tiêu vào các sản phẩm hay dịch vụ giúp kích thích phát triển. Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng trong trường hợp NFP hạ.
Ý nghĩa của Nonfarm với thị trường tài chính
Nói chung báo cáo phản ánh khoảng 80% tổng số công nhân làm việc để tăng sản lượng GDP của Mỹ và đưowjc sử dụng để hỗ trợ các chính khách và các nhà kinh tế đưa ra những chính xác mới để quyết định hiện trạng của kinh tế và phỏng đoán tương lai.
Trong khi tổng số việc làm tăng lên hay giảm đi đối với nền kinh tế là một kim chỉ nam rất quan trọng cho hiện trạng kinh tế thì báo cáo này lãi có những thông kê mà hoàn toàn có ảnh hưởng đến thị trường tài chính:
– Chỉ số thất nghiệp đối với kinh tế như một tỷ lệ của toàn bộ lực lượng lao động. Đây là một phần quan trọng của bản báo cáo vì số người thất nghiệp là một dấu hiệu của tổng thể kinh tế, và đây là một con số được ngân hàng Liên Bang theo dõi rất kĩ vì khi chỉ số này hạ xuống mức qúa thấp ( thường là dứới 5%) thì lạm phát sẽ bắt đầu hình thành vì các doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều tiền hơn để thuê những thợ lành nghề và việc giá thành sản phẩm gia tăng cũng là điều đương nhiên.
– Chỉ ra bộ phận nào có sự tăng hay giảm về công việc: Bản baó cáo có thể đưa ra sự cảnh báo cho những trader về mảng kinh tế nào có thể bung nổ phát triển.
– Thu nhập trung bình hàng giờ : Đây là một yếu tố quan trọng vì nếu cùng một lượng nhân công như nhau nhưng lại kiếm nhiều hơn hay ít hơn cho một khối lượng công việc , điều này về căn bản là nói lên việc cần phải tăng hay giảm nhân công cho khối lượng công việc đó.
– Dùng để xem lại chỉ số của lần ra tin NFP trước đó: Một yếu tố quan trọng khác của báo cáo là có thể gây ra những biến động trong thị trường vì traders tự lên khung những chiều hướng phát triển của news dựa vào chỉ số cũ.
Cán cân thương mại – Trade balance
Trade balance (còn được gọi là net exports, và thỉnh thoảng được viết tắt dưới dạng NX) là bảng quyết toán về chênh lệch giữa giá trị về mặt tiền tệ của nhập khẩu và xuất khâu trong một nền kinh tế qua một giai đoạn thời gian rõ ràng. Nếu xuất khẩu vượt quá nhập khẩu thì quốc gia đó có sự thặng dư thương mại thường được gọi là trade surplus, và bản báo cáo trade balance đó được coi là tốt.
Ngược lại nếu nhập khẩu vượt trội so với xuất khẩu thì quốc gia đó có sự thâm hụt thương mại thường gọi là trade deficit hoặc một cách thông tục hơn là một lỗ hổng thương mại, và báo cáo trade balance trong trường hợp ấy thường bị coi là xấu. Thỉnh thoảng, báo cáo còn được chia làm 2 phần là báo cáo về mặt dịch vụ và báo cáo về mặt hàng hóa. Đặc biệt ở Anh người ta còn dùng cụm từ vô hình và hữu hình cho 2 bản báo cáo này .
Trade balance bao gồm sự giao dịch của những loại sản phẩm như các loại mặt hàng công nghiệp, nguyên liệu thô và những sản phẩm nông nghiệp, cũng như du lịch và vận chuyển.
Các bạn ko nên nhầm lẫn trade balance với payments balance, một bản báo cáo có phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trade balance. Payments balance là bản báo cáo về dòng chảy tiền tệ quốc tế, ko chỉ bao gồm các giao dịch thương mại về mặt hàng hoá và dịch vụ mà còn cả về nguồn thu nhập từ đầu tư và các số tiền được chuyển khoản. Payments bao gồm current account ( tạm dịch là báo cáo về tổng các loại nguồn thu từ nước ngoài), financial account ( tạm dịch là báo cáo về tổng các nguồn đầu tư từ trong và ngoài nước) và capital( tạm dịch là báo cáo về sự chuyển khoản của vốn và các mặt hàng để làm vốn như các nhà máy xí nghiệp …). Nói chung financial account và capital account thường được kết hợp với nhau.
Trade balance là một phần của news current account ( có thể hiểu là một báo cáo về tổng các loại nguồn thu của quốc gia), mà news này cũng bao gồm cả những giao dịch như thu nhập từ những hoạt động đầu tư quốc tế và trợ cấp quốc tế. Nếu current account có giá trị thặng dư, thì báo cáo về nguồn thu nhập quốc tế của nước đó cũng theo đó mà tăng lên.
Trade balance cũng tương tự như sự chênh lệch giữa đầu ra của một quốc gia và nhu cầu địa phương ( tức là sự chênh lệch giữa những mặt hàng mà quốc gia đó sản xuất và số mặt hàng mà nước đó mua từ nước ngoài về; ko bao gồm số tiền được tiêu lại vào thị trường cổ phiếu nước , và cũng ko bao gồm việc nhập khẩu các mặt hàng để sản xuất cho thị trường địa phương).
Retail Sales ( hay còn gọi là Advance Monthly Retail Sales Report) là thước đo tổng hoá đơn của các tiệm bán lẻ. Sự thay đổi trong chỉ số này rất quan trọng và được nhận định là một biểu thị kịp thời nhất về mức tiêu thụ của khách hàng. News được Ban Thương Nghiệp Mĩ thông báo hàng tháng từ năm 1953 và chỉ vắng mặt trong vòng 2 năm kể từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 2 năm 1972.
Mục đích chính cuả news này là cung cấp dấu hiệu ban đầu về tình hình bán hàng của các công ty bán lẻ và dịch vụ cung cấp thực phẩm. Nội dung của báo cáo là giá trị về tiền của các sản phẩm được bán ra, giai đoạn báo cáo, và số các điểm bán lẻ. Các chỉ số bán lẻ, hay các chỉ số bán các mặt hàng có sức chịu đựng lâu dài hoặc ko lâu dài, thường được Ban Thương Nghiệp cục Thông Kê dân số báo cáo vào ngày 11 và 15 hàng tháng. Ko giống báo cáo Sổ đỏ Johnson cũng về chỉ số bán lẻ nhưng được thông kê hàng tuần và chỉ khảo sát dựa trên 15 điểm bán lẻ, chuỗi thống kê của báo cáo này dược soạn dựa trên một loạt cơ sở kinh doanh xuyên suốt đất nước. Báo cáo bao gồm các công ty bán lẻ và cung cấp dịch vụ ăn uống với một hoặc nhiều cơ sở mà cung cấp các hàng hoá và dịch vụ có liên quan tới nhau. Nhưng lại có nhược điểm là thực tế rất khó để xem lại
Các chuyên gia thị trường thường tập trung vào chỉ số “ retail sales less autos”. Điều này là vì những người tham gia vào thị trường tài chính có thể dễ dàng nắm bắt được thói quen chi tiêu nổi bật của các khách hàng bằng cách loại bỏ yếu tố rất bấp bênh là “ auto sales” ( các mặt hàng như ôtô). Một khía cạnh khác của news này mà xứng đáng được chú ý là lạm phát. Vì việc bán hàng thườngđược báo cáo bằng giá tiền hiện tại, những biến động trao đảo bất thường về mức giá có thể bóp méo bức tranh tổng thể về số lượng sản phẩm bán được. Một ví dụ của tình huống này một sự biên đổi tăng vọt nhanh chóng giá xăng dầu, cũng giống hiện tượng đã được chứng kiến suốt thời kì chiến tranh Vịnh Ba Tư. Suốt thời gian đó, một khối lượng khổng lổ số mặt hàng bán tăng lên đã góp phần làm tăng giá trị tiền của các ga dịch vụ.
News này còn thường xuyên được theo dõi sát sao và sử dụng một cách rộng rãi trong hệ thống chính phủ, các viện và các cộng đồng kinh tế. Viện Phân tích Kinh tế sử dụng news này như một đầu vào để tính toán chỉ số GDP. Hội Đồng Dự trữ Liên Bang cũng sử dụng sự đánh giá này để đoán trước xu thế kinh tế. Hội đồng Cố Vấn Kinh tế cũng sử dụng news này để phân tích các chính sách kinh tế.
Các phương tiện thông tin thường viết phóng sự về báo cáo này và sử dụng những chỉ số được ước lượng trong báo cáo để phan tích kinh tế. Các nhà phân tích tài chính và các công ty nghiên cứu thị trường thường dùng các dữ liệu để phân tích xu thế của thị trường cũng như là để quyết định chiều hướng của kinh tế. Các doanh nghiệp thường sử dụng bản thống kê này để tính toán xem họ đang hoạt động như thế nào và dự đoán những nhu cầu trong tương lai.
Nhiều yếu tố cho rằng The Advance Monthly Retail Sales Report là một trong những thước đo quan trọng nhất thể hiện độ mạnh yếu trong phạm vi khu vực khách hàng và bao gồm 10 yếu tố lớn. Được chú ý nhất là những phần sau : các nhà buôn máy móc tự động ( chiếm 25%); thực phẩm (17%), các mặt hàng chung chung (13%), và các trạm dịch vụ ( 6%) ( ở nước ngoài thường có các cây xăng trên đường cao tốc. Đi cùng các cây xăng này là những tiệm đồ ăn nhanh để mọi người có thể nghỉ ngơi và ăn uống thường được gọi là các trạm dịch vụ). Các nhà buôn đồ tự động hoá thường bán các phương tiện có động cơ motor ( như ôtô, xe máy ) …. mang giá trị cao và chỉ có vậy thội đã một tay làm ảnh hưởng hết toàn bộ chỉ số bán lẻ. Vì vậy, tổng chỉ số của retail sales cũng được giới thiệu mà ko có yếu tố này, để giúp người phân tích có một cái nhìn cân bằng hơn về sức tăng trưởng của retail sales. Chỉ số chính là chỉ số retail sales less auto mới được kể ở trên. Báo cáo này được coi là một kim chỉ nam kịp thời về yếu tố chi tiêu của khách hàng trong một phạm vi rất rông. Nếu tổng số của retail sales lên dù chỉ một phần thôi cũng chỉ ra sự phát triển kinh tế và niềm tin của khách hàng vào thị trường. Còn một chỉ số xấu thể hiện sự tụt giảm trong số lượng mặt hàng bán ra và mức chi tiêu cũng giảm bớt. Xin nhắc lại một lần nữa là việc theo dõi chỉ số retail sales less auto là rất quan trọng vì chỉ số này sẽ thể hiện một bức tranh chân thật hơn .
Xem xét một vài tháng dữ liệu Retail Sales cũng là một điều rất hữu dụng. Người ta thường đổ tội cho những điều chỉnh theo mùa ko hoàn hảo khi một tháng đặc biệt kém được nối tiếp sau đó bằng một tháng tốt. Dữ liệu của một đường chuyển động trung bình ( thường gọi là moving average, MA) trong vòng 3 tháng thường vẽ lên một bức tranh rõ ràng hơn. Những người nắm giữ trái phiếu thường thích chỉ số này hạ vì sự yếu kém ấy thể hiện kinh tế đi chậm lại. Một nền kinh tế mạnh thường mang theo nỗi sợ về lạm phát, điều thường đặt gánh nặng lớn lên giá của trái phiếu.
Ý kiến cá nhân : Là một news trader ( người trade theo news tại thời điểm ra news _ bạn có thể xem ở đây để biết rõ chi tiết hơn) mình nhận thấy tại thời điểm ra news retail sales ko phải là một news tạo nhiều đột phá. Như vậy nếu bạn cũng là một news trader thì retail sales ko phải là một tin thích hợp cho bạn. Nhưng nếu bạn sử dụng retail sales để phân tích kinh tế như một người trading theo phương pháp cơ bản thật sự thì đó mới thực sự là khôn ngoan vì retail sales có mức độ ảnh hưởng sâu và rộng, mang lại những phản ứng lâu dài chứ ko phải là nhất thời! Theo thời gian và kinh nghiệm rồi bạn sẽ nhận thấy được điều này.
PPI là gì? Nó đo lường cái gì? Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường mức độ lạm phát trải qua bởi các nhà sản xuất. Số liệu này mô tả mức độ thay đổi giá cả trung bình trong rổ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản xuất. Một cách tổng thể, lạm phát cao dẫn đến lãi suất cao, điều này sẽ có xu hướng làm mạnh đồng tiền của quốc gia.
Nó nghe có vẻ giống CPI, vậy đâu là sự khác biệt?
PPI là một chỉ số của giá thương phẩm. Ngược lại, CPI đo lường cả giá của thương phẩm và dịch vụ – nhà, giao thông, y tế và những dịch vụ khác chiếm 50% của CPI. CPI cũng bao gồm hàng hóa nhập khẩu trong khi PPI thì không.
Một sự khác biệt giữa PPI và CPI là PPI đo lường giá trị của đồng vốn dành cho trang thiết bị trong kinh doanh.
“Rổ hàng hóa ” bao gồm những gì?
Các hàng hóa liên qua đến tiều dùng chiếm 75% biểu đồ tròn. Hàng hóa tiêu dùng, chủ yếu là xe hơi chiếm 40%. Thực phẩm chiếm 26% gồm : thịt, cá, sản phẩm liên quan đến bơ sữa, trái cây và rau quả. Danh mục năng lượng, chủ yếu là gas và dầu nhiên liệu chiếm thêm 9%. Danh mục trang thiết bị chiếm 25% gồm: ôtô và xe tải.
Các số liệu được đặt với nhau như thế nào ?
Các nhà kinh tế Bộ Lao động so sánh giá của nhiều món hàng – khoảng 3.450. Giá thì được lấy mẫu hàng tháng.
PPI lõi là gì?
Nhiều nhà kinh tế xem xét PPI trừ đi thực phẩm và năng lượng cái mà được gọi là PPI lõi.Vậy tại sao? Bởi vì giá thực phẩm và năng lượng thay đổi rất nhanh. Giá năng lượng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết chẳn hạn như nếu bão gây ảnh hưởng đến các dàn khoan dầu thì sẽ anh hưởng đến sản lượng khai thác. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với thực phẩm. Đó là lý do tại sao phải loại trừ chúng để thấy được xu thế lạm phát thật của PPI.
Các “nhà chuyên nghiệp” xem xét PPI như thế nào ?
- Các “nhà chuyên nghiệp” xem xét PPI một cách chung chung và xem xét nhiều phương pháp:
- So sánh tháng gần đây nhất với hai đến ba tháng trước
- Xem xét sự thay đổi trung bình của chỉ số PPI được công bố trong sáu hoặc mười hai tháng trước.
- Xác định tỉ lệ lạm phát giữa các năm.
Điểm chính ở đây là không nên để ý quá nhiều vào bản báo cáo đơn độc. Tốt hơn là hãy xác định xu thế và liệu có một xu thế mới sắp xuất hiện không
PPI ảnh hưởng như thế nào đối với USD?
Đồng đô có xu hướng mạnh lên khi tăng lãi suất ngắn hạn. Vì thế nếu Fed tăng lãi suất, thì USD tăng giá. Nếu lạm phát cao, USD thường sẽ tăng vì điều này cho thấy Fed có lý do để tăng lãi suất.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì? Nó đo lường cái gì? CPI là một công cụ đo lường sự thay đổi giá do người dùng chi trả theo thời gian cho các hàng hóa trong rổ hàng hóa và dịch vụ.
Rổ hàng hóa và dịch vụ bao gồm những gì?
Hàng hóa và dịch vụ bao gồm: thực phẩm, quần áo, chỗ ở, báo chí và các loại đĩa CD. Các mòn hàng mà người tiêu dùng thường chi tiêu nhiều như : thực phẩm, thì chiếm tỉ trọng lớn, quan trọng, trong việc tính toán chỉ số hơn là cách sản phẩm khác như: kem đánh răng, vé xem phim là những sản phẩm mà người tiêu dùng ít chi tiêu hơn.
Các khoản đầu tư thì sao ?
CPI không bao gồm các đồi tượng đầu tư như: cổ phiếu, trái phiếu, bầt động sản, bào hiểm nhân thọ. Những đối tượng này liên quan đến tiết kiệm chứ không phải là sự chi tiêu hằng ngày.
Tại sao nó quan trọng để đo lường nền kinh tế?
CPI đo lường sức mua của người tiêu dùng xài đồng đô.
Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát là gì?
CPI đo lường lạm phát được trải qua bởi người tiêu dùng trong việc chi tiêu hằng ngày của họ. Sự gia tăng trong chỉ số CPI sẽ được nhiều người nghĩ rằng như là “tỉ lệ lạm phát”. Nó được sự dụng bởi các thương nhân bán lẻ để dự đoán giá trong tương lai, bời các ông chủ để tính tiền lương và bởi chính phủ để xác định mức tăng cho quỹ bảo trợ xã hội.
CPI được thu thập và xem xét như thế nào?
Mỗi tháng, các nhà thu thập dữ liệu từ cục thống kê của bộ Lao động ra lệnh cho các trợ lý kinh tế ghế thăm hoặc kêu gọi hàng ngàn cửa hàng bán lẻ, cơ sở dịch vụ, các tổ chức cho thuê, phòng mạch,và toàn bộ Hoa Kỳ để thu thập thông tin giá cả của hàng ngàn đối tượng được sử dụng để theo dõi và đo lường sự thay đổi trong chỉ số CPI. Các trợ lý sẽ lưu lại giá của khoảng 80.000 đối tượng mỗi tháng. Tám mươi ngàn đối tượng giá này diễn tả các mẫu được chọn có tính khoa học được mua bởi người tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ được mua.
Trong suốt mỗi cuộc gọi hay chuyến ghé thăm, các trợ lý kinh tế thu thập giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, cái mà đã được xác định chính xác từ lần trước. Nếu đối tượng được chọn sẵn sàng, thì giá sẽ được lưu lại. Nếu đối tượng được chọn không sẵn sàng hoặc có sự thay đổi về số lượng hoặc chất lượnag (ví dụ như: trứng được bán trong một gói 8 trứng khi lần trước đã được bán là 12) của hàng hóa hoặc dịch vụ kể từ lần thu thập lần trước, các nhà trợ lý kinh tế chọn một đối tượng mới hoặc ghi lại sự thay đổi của đối tượng hiện tại.
Các số liệu thu thập được sẽ được gởi tới văn phòng quốc gia của Cục thống kê bộ Lao động, các chuyên gia thương phẩm sẽ xem xét chi tiết các thông tin về giá của hàng hóa và dịch vụ
Các nhà phân tích sẽ kiểm tra tính chính xác và nhất quán của dữ liệu, và tạo ra những sự điều chỉnh cần thiết.
CPI ảnh hưởng như thế nào đối với đồng tiền của quốc gia?
Dầu hiệu của lạm phát có nghĩa là NHTW sẽ phải tăng lãi suất. Đa số dùng công cụ đo lạm phát là chỉ số CPI. Nếu CPI tăng, thì nó sẽ cho các NHTW như Fed các dự liệu hỗ cho việc tăng lãi suất. Lãi suất tăng thì đồng tiền của quốc gia tăng.
CRB SPOT VÀ REUTERS/JEFFERIES CRB INDEX
CRB SPOT INDEX
CRB Spot Index là gì?
Chỉ số CRB (Commodity Research Bureau) Spot là chỉ số hàng hóa dùng để theo dõi sự biến động giá của các loại hàng hóa được chọn trên thị trường giao ngay (spot market)
Chỉ sồ CRB Spot chọn ra 22 loại hàng hóa làm thành phần của chỉ số theo các tiêu chí: được sử dụng phổ biến, được mua bán tự do, rộng rãi trên thị trường và nhạy cảm đối với sự thay đổi của nền kinh tế. 22 loại hàng hóa này được chia làm 2 nhóm: Raw Industrials (hàng hóa thô) và Foodstuffs (thực phẩm). Trong đó:
- Hàng hóa thô (Raw Industrials) gồm 13 loại hàng hóa: burlap (vải bao bì), copper scrap (đồng), cotton (vải cotton), hides (da sống), lead scrap (chì), print cloth (vải in hoa), rosin (nhựa côlôphan), rubber (cao su), steel scrap (thép), tallow (mỡ động vật), tin (thiếc), wool tops (len), và zinc (kẽm)
- Thực phẩm (Foodstuffs) gồm 9 loại hàng hóa: butter (bơ), cocoa beans (hạt ca cao), corn (ngô), cotton seed oil (dầu hạt bông), hogs (heo), lard (mỡ heo), steers (bò), sugar (đường), và wheat (lúa mì)
Ứng dụng của CRB Spot
Chỉ số này được đo lường bởi sự biến động giá của 22 loại hàng hóa cơ bản và nhạy cảm Người ta cho rằng thị trường giao dịch của những hàng hóa trên là sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên nếu có sự thay đổi tình hình của nền kinh tế. Vì vậy chỉ số này là một trong những chỉ số cảnh báo sớm nhất về những biến đổi sắp xảy ra của các hoạt động kinh tế.
Trong một cuộc khảo sát những người sử dụng thì cho thấy chỉ số này được sử dụng thường xuyên như một chỉ báo kinh tế chung: dùng để định hướng các mức giá cơ bản, dự đóan sự biến động giá hiện tại của các loại hàng hóa trong rổ. Và các công dụng khác của chỉ số này là dùng để nghiên cứu thị trường hay để so sánh các xu hướng giá thông qua giá mua và bán của người sử dụng.
Chỉ số CRB Spot phản ánh, theo dõi tình trạng chung của 22 loại hàng hoá trên thị trường giao ngay nên không thể giao dịch mua bán. Tuy cà phê không nằm trong nhóm 22 loại hàng hoá này nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của chỉ số CRB Spot vì CRB Spot này phản ánh tình trạng chung của các loại hàng hoá và cà phê cũng là hàng hoá nên không thể đi ngược với sự biến động chung của hàng hoá.
REUTERS/JEFFERIES CRB INDEX
Reuters/Jefferies CRB Index (RJ/CRB) là gì?
RJ/CRB là một chỉ số hàng hóa theo dõi sự biến động giá các hợp đồng future cùa các loại hàng hóa trên các sàn được chỉ định. RJ/CRB được xem là phiên bản thứ 10 của The Reuters – CRB Index khi có một số thay đổi vào năm 1995.
Thành phần và tỷ trọng: Chỉ số RJ/CRB do 19 loại hàng hóa cấu thành nên. 19 loại hàng hóa này được giao dịch trên 5 sàn NYMEX, CBOT, LME, CME, và COMEX. 19 loại hàng hóa này được chia thành 4 nhóm với tỷ trọng khác nhau. 4 nhóm này gồm dầu (petroleum) chiếm 33% tỷ trọng; tài sản mang tính thanh khỏan (loquid assets), tài sản mang tính thanh khỏan cao (highly liquid assets) và các lọai hàng hóa khác (diverse commodities)
Ứng dụng của chỉ số CRB
Chỉ số JR/CRB Index được đưa vào sử dụng nhằm so sánh sự thể hiện giá trị hàng hóa so với các loại tài sản khác. Từ đó đưa ra tình hình xu hướng giá tất cả các hàng hóa được rõ ràng.
Chỉ số CRB cũng được sử dụng để theo dõi mức giá hợp đồng tương lai của các loại hàng hóa trong rổ.
Sự biến động của chỉ số CRB cũng ảnh hưởng đến tình hình chung của các thị trường tài chính khác như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ
Chỉ số RJ/CRB cũng được dùng để đầu tư thông qua việc mua bán hợp đồng tương lai chỉ số RJ/CRB trên sàn NYBOT
Do cà phê nằm trong rổ hàng hòa mà RJ/CRB theo dõi nên có sự ảnh hưởng rất lớn của sự thay đổi chỉ số RJ/CRB đối với cà phê. Tuy nhiên, không thể hoàn toàn xem CRB là kim chỉ nam cho sự biến động giá của cà phê mà phải còn dựa trên các thông tin tổng hợp khác mới có thể dự đoán được xu hướng biến động giá của cà phê.
Lãi Suất Ngân Hàng – Interest Rates
Nếu nói về sự quan trọng thì có lẽ ko có news nào quan trọng như news này. Chiều hướng và sự chuyển động của interest rates se quyết định toàn bộ hướng đi của đồng tiền. Nên có nhiều trader chi tập trung phân tích chiều chuyển động của chỉ số này và có thể đưa ra được những lệnh trade xuyên suốt cả một tháng.
Để hiểu về interest rate đầu tiên chúng ta phải có một cái nhìn tổng thể là thế nào là interest?
Mình xin giới thiệu sơ qua như sau:
– Interest là một loại phí mà bạn phải trả khi vay vốn. Những loại tài sản như tiền, cổ phiếu, sản phẩm mà các khách hàng thuê, những tài sản chính như máy bay, và thậm chí cả những xí nghiệp lớn thông qua việc sắp xếp của những công ty định giá tài chính. Interest được tính toán dựa trên giá trị của tài sản ở cùng một cách như là trên tiền . Interest có thể được coi như là “ tiền thuê trong giá trị tiền”. Ví dụ, nếu bạn muốn mượn tiền từ ngân hàng, sẽ có một tỉ lệ cụ thể bạn phải tra theo mức mà bạn muốn vay .
– Khoản phí ấy là sự đền bù cho người cho vay để có thể thực hiện những khoản đầu tư khác có lơi hơn mà người cho vay có thể thực hiện với số tiền đã cho mượn. Người mượn tiền sau đó có thể tận hưởng việc có lời nhờ sử dụng nguồn tiền ấy mà ko cần phải bỏ ra nỗ lực nào hết, trong khi đó người cho vay tận hưởng nguồn lời từ phí mà người mượn tiền trả cho cái quyền lợi ấy. số tiền được mược, hoặc giá trị của tài sản được mượn, được gọi là principal (tiền vốn). Giá trị của số tiền vốn này được người vay tiền nắm giữ bằng khái niệm credit ( tạm dịch là niềm tin hay sự uy tín, mình sẽ nói rõ về khái niệm này ngay). Vì thề mà interest là giá phải trả của credit, ko phải là của số tiền như mọi người thường hiểu lầm. Trong tiền vốn sẽ có một một phần trăm nào đó phải trả như là một loại phí (chính là interest), trong một khoảng thời gian, được gọi là interest rate. 😀 . Và đó chính là cái chúng ta đang nói tới.
– Xin bàn một chút về khái niệm credit! Ở nước ngoài thường những tổ chức tài chính như ngân hàng ko tự dưng mà cho bạn vay tiền hay các hoạt động tài chính nào cả, mà họ yêu cầu bạn phải có credit tức là phải có uy tín. Nên bạn sẽ thường xuyên được nghe cụm từ building credit _ xây dựng uy tín ở nước ngoài. Bạn có thể build credit bằng cách ở nước ngoài lâu, ko vi phạm điều khoản gì với ngân hàng, có thu nhập và chứng minh kinh tế ổn định …… Nhiều khi chẳng vì lí do gì bạn cũng có thể được cho vạy :D. Chính vì thế mới có khái niệm credit card tức là card mà ngân hàng cho bạn vay tiền dựa trên tình hình uy tín của cá nhân bạn.
Interest thường thay đổi theo tình hình lạm phát và các chính của Ngân hàng dự trữ Liên Bang.
Ở đây mình xin trình bày về tình hình interest rates của Mỹ. Vì interest rates của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường.
– Ở Mỹ, interest rates được quyết đỉnh bởi Ngân hàng dự trữ liên bang ( Federal Reserve Bank thường gọi là FED) nên còn được gọi là federal funds rate ( lãi xuất quỹ liên bang). Fed funds rates là interest rate mà những quỹ tài chính ( chủ yếu là các ngân hàng) cho vay federal funds ở nguồn dự trữ liên bang tới các tổ chức tài chính khác, thường là qua đêm. Thay đổi tỉ lệ trực tiếp là một hình thức để chủ tịch hội đồng dữ trự liên bang sử dụng để điều chỉnh nguồn cung cấp tiền cho nền tài chính Mỹ.
– Các ngân hàng và các quỹ tiết kiệm phải tuân theo luật là giữ vững những mức dự trữ, dù là những nguồn dự trữ ko phải chịu lãi gì như với Fed hay là số tiền mặt để sử dụng trong các giao dịch hàng ngày. Mức dự trữ này được quyết định bằng các nguồn nợ và nguồn có của các tổ chức này, cũng như là của chính Fed, nhưng thường là tầm 10% của tổng giá trị các tài khoản tiền mặt của ngân hàng.
Ví dụ: Giả sử là một tổ chức tài chính Mỹ cụ nào đó, trong một quá trình kinh tế bình thường, cho vay một khoảng tiền. Nghĩa là phát tiền ra và làm giảm nguồn dự trữ của ngân hàng. Nếu mực dự trữ hạ xuống dưới mức thấp nhất mà nhà nước quy định, thì ngân hàng ấy phải thêm vào nguồn dự trữ để phù hợp với luật của Fed. Ngân hàng có thể vay mức quỹ cần thiết từ các ngân hàng khác mà có tài khoản thặng dự với Fed. Lãi xuất (interest rate) mà ngân hàng vay này trả cho ngân hàng cho mươn được thỏa hiệp giữa 2 bên, và mức trung bình được áp dụng xuyên suốt tất cả các giao dịch của tỉ lệ này là tỉ lệ có hiệu lực của quỹ liên bang.
– Còn tỉ lệ trên danh nghĩa là một mục tiêu được những người cầm quyên trong Fed đề ra. Tỉ lệ này có hiệu lực dựa chủ yếu trên các hoạt động thực hiện chính sách tiền tệ. Khi giới truyền thông nhắc tới “ sự thay đổi về interest rates” của Fed, thì có nghĩa là họ đang nói về tỉ lệ này. Còn tỉ lệ thực sự được Fed đề ra thì nằm trong một khoảng của các tỉ lệ mục tiêu này, vì Fed ko thể đặt một giá chị chính xác qua các hoạt động dùng để thực hiện các chính sách tiền tệ được. – Một cách khác mà các ngân hàng có thể mượn tiền để giữ được mức dự trữ cần thiết với FED là vay ngay từ Fed theo chính sách cho vay khẩn cấp (gọi là discount window). Những khoản vay này được Fed theo dõi và kiểm tra, và lãi xuất mà các ngân hàng này phải trả ( gọi là discount rate) thì thường là cao hơn với lãi xuất của quỹ fed bt. Sự nhầm lẫn giữa 2 dạng vay tiền này thường dẫn đến sựu nhầm lẫn giữa 2 loại lãi xuất vay (discount rate và interest rate). Một sự khác biệt nữa trong khi Fed ko thể đặt ra một mức fund rate chính xác, thì tổ chức này lại hoàn toàn có thể đặt ra một mức discount rate cụ thể.
– Mục tiêu cho lãi xuất quỹ của Fed được định ra bởi cuộc họp của FOMC _ Hội đồng Thị trường Mở Liên Bang . Và ở trong forex cũng có một báo cáo gọi là FOMC minutes rất được chú ý. Trong báo cáo FOMC minutes này Fed thể hiện chiều hướng và dự tính của Fed với tỉ lệ lãi xuất, và gần như là một sự khẳng định về tỉ lệ lãi xuất. Báo cáo này thường được ra 2 tuần trước khi news về interest rates ra. Tùy vào điều kiện kinh tế của Mỹ và nhật kí công tác của các thành viên FOMC, mà những thành viên này sẽ tăng, giảm, hoặc giữ nguyên tỉ lệ này. Có thể luận ra những suy đoán của thị trường với các quyết định của FOMC ở những buổi hội nghị trong tương lại Ban Thương Nghiệp Chicago (CBOT), và những dự đoán về các khả năng này thường được giới thông tin tài chính cập nhật một cách rộng rãi.
– Vay tiền trong hệ thống ngân hàng với nhau là một cách rất cần thiết để cho các ngân hàng có thể nhanh chóng tăng nguồn vốn.
VD: một ngân hàng có thể muốn bỏ vốn cho một dự án công nghiệp lơn nhưng ko có thời gian để các nguồn tiền gửi (deposit) hay lãi xuất ( từ các khoản vay) đến. Trong những trường hợp như vây ngân hàng sẽ nhanh chóng tăng số tiền này từ những ngân hàng khác (bằng cách cho vay tiền) ở mức lãi xuất bằng hoặc cao hơn với mức lãi xuất của quỹ fed.
– Tăng lãi xuất của quỹ Fed sẽ giúp các ngân hàng tránh khỏi việc vay những nguồn vay liên ngân hàng như thế. Việc này theo đó cũng khiến cho việc thu gom tiền mặt trở nên khó khăn rất nhiều. Ngược lại, hạ lãi xuất ngân hàng đóng vai trò như một công cụ để giúp điều chính nền kinh tế Mỹ theo hướng tự do, và cứ theo cái vòng ấy nền kinh tế thế giới cũng hoạt động như vậy – vì luôn có một mối liên quan mật thiết giữa nền kinh tế thế giới và nền kinh tế của Mỹ.
– Bằng cách đặt mức discount rate ( chú ý ở trên) Ngân hàng dự trữ Liên Bang ko khuyến khích các ngân hàng trưng thu tiền từ Ngân hàng Liên Bang, nhưng chính những lệnh vay tiền này vẫn là nguồn giải pháp cuối cùng của các ngân hàng.
Những Báo Cáo Chủ Đạo Trong Phân Tích Cơ Bản
Ngoài những tin tức được coi là chủ đạo mình đã nói ở trên, chúng còn có thể theo dõi những chỉ số sau ( đặc biệt cần với các bạn xác định làm một news trader):
– Chicago Purchasing Manager’s index (PMI): Báo cáo này dựa vào một cuộc khảo sát gồm hơn 200 giám đốc bán hàng trong khu vực chicago và được coi là báo cáo dự báo tổng thể tình hình sản xuất trong nước.
Báo cáo giúp dự đoán kết quả của một bản báo cáo quan trọng khác là ISM index, yếu tố chính về tổng quan các hoạt động kinh doanh trong nước. Báo cáo ISM này thường ra sau báo cáo PMI một ngày làm việc. Tương tự như các báo cáo khác, chỉ số ra trên 50 biểu thị sự phát triển còn bất cứ một chỉ số nào dưới 50 đều là dấu hiệu của sự tụt giảm trong hoạt động sản xuất.
Nguồn: Tổ chức Chicago Purchasing
Báo cáo ra vào lúc 10h sáng EST vào ngày làm việc cuối cùng hàng tháng.
– Philadelphia (Philly) Fed Manufacturing Index: Chỉ số này là một chỉ số về điều kiện sản xuất trong vùng liên bang Philadelphia. Tuy nhiên chỉ số này được rất nhiều người theo dõi vì nó đại diện cho một phần đặc biệt của toàn bộ nền sản xuất ở Mỹ. Báo cáo Philly cung cấp một cái nhìn tổng thể về nền sản xuấat, sự năng xuất và đánh giá sự phát triển. Vì sản xuất là một lĩnh vực trọng điểm nên báo cáo có tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trường. Cùng với PMI, Philly Fed Index giúp đoán kết quả của một chỉ số khác được mong đợi hơn rất nhiều – ISM- một chỉ số chủ chốt về tổng thể các hoạt động kinh tế. Chỉ số trên 50 phản ánh sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất trong khi chỉ số dưới 50 biểu thị sản xuất chậm phát triển và ko được đánh giá tốt cho lắm.
Tin ra từ nguồn Philadelphia Federal Reserval Bank ( Ngân Hàng dự trữ liên bang Philadelphia) vào hồi 10 sáng EST thứ 5 lần thứ 3 hàng tháng.
– Personal Income and consumption: Báo cáo về thu nhập cá nhân (Personal Income report) còn được biết đến dưới cái tên (Personal Income & Outlays) là một thước đo mang tính vĩ mô về thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình, và nắm bắt được hiện trạng của một lĩnh vực chủ chốt trong kinh tế. Nguyên bản báo cnày vốn là một phần của báo cáo tài khoản GDP quốc gia hàng quý. Tuy nhiên hiện nay báo cáo đã được công bố hàng tháng như một phần hoàn toàn riêng biệt. Thu nhập cá nhân đại diện cho tất cả các nguồn thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ tả các nguồn, bao gồm, lương tuần, lương tháng, các thu nhập lao động khác ( bảo hiểm sức khoẻ, lương hưu …) thu nhập của các chủ nông trang và những chủ doanh nghiệp bình thường., thu nhập cho thuê nhà, cổ tức, lãi xuất thu nhập cá nhân, và cu nhập nhận được từ doanh nghiệp hay chính phủ.
– Personal Outlays, hay consumer spending ( tạm dịch là chi tiêu cá nhân) bao gồm những hoạt động mua bán tiêu thụ cá nhân (các mặt hàng lâu bền, ko bền, các dịch vụ), lãi xuất được ngân hàng trả cho doanh nghiệp, và các giao dịch trả tiền đi nứơc ngoài. Sức tiêu thụ của khách hàng nhiều hơn chỉ giúp các công ty giàu hơn, tăng lãi, và sinh lời cho thị trường chứng khoán. Chỉ số càng cao thì kinh tế càng mạnh. Tuy nhiên, tiêu thụ cá nhân có thể rất khác nhau dựa trên một mức cơ bản gồm rất nhiều yếu tố. Các hoạt động bán lẻ ( đặc biệt là những mặt hàng đắt đỏ như tự động hoá) sa thải và những chuyển biến của tỉ lệ lãi xuất ngân hàng có thể ảnh hưởng đến mức bán hàng trong một tháng cụ thể. Hãy tìm sự thay đổi trong lương tháng và lương tuần (salary and wages). Sự thay đổi lớn cỡ nào? Và liệu sự thay đề thu nhập cá nhân có phải chỉ xúât hiện chủ yếu ở các mặt hàng lâu bền, ko lâu bền hay các dịch vụ khác không?
Tin ra từ nguồn Bộ phân tích kinh tế, BEA, Ban thương nghiệp, vào 8h30 sáng EST ngày đầu tiên hàng tháng.
– Employment Cost Index (ECI): ECI ( tạm dịch là chỉ số chi phí nhân công) là một báo cáo hàng quý được dùng để đánh giá lợi tức các công nhân (hưởng lương tuần và lương tháng) bao gồm cả sự thay đổi về giá nhân công. Giá trị của ECI là ở chỗ nó được dùng để đánh giá chủ yếu về lạm phát. ECI bao gồm 2 yếu tố: lương tuần và lương tháng ( chiếm 75%) bao gồm thu nhập, thưởng, hoa hồng, trợ cấp chi tiêu, và chi phí mà chủ công phải trả cho quyền lợi của nhân công ( chiếm 25%), bao gồm làm việc quá giờ, lợi tức bảo hiểm, và các kế hoạch lương hưu cũng như tiết kiệm. Ý tưởng đằng sau sự phân tích chỉ số này là khi áp lực về lương tăng thì lạm phát cũng tăng bởi vì lợi tcó xu thế tăng trước khi các công ty tăng giá khách hàng.
Khi ECI thể hiện xu hướng tăng hoặc ghi dấu một sự nhảy vọt hơn hẳn mong đợi trong 1 khoảng thời gian cụ thể, điều đó thể hiện, lạm phát đang gia tăng. Thêm vào đó, khi lạm phát tăng, tổng sản lượng và tỉ lệ lãi xuất ngân hàng cũng tăng, dẫn đến trái phiếu giảm giá.
Tin ra từ nguồn bộ thống kê lao động, ban lao động lúc 8h30 sáng các tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10.
– Durable goods orders: còn được gọi là Advance Report on Durable Goods Manufactures’ Shipment &Orders ( tạm dịch là báo nâng cao về các đơn đặt hàng và các chuyến chuyển hàng của các nhà sản xuất mặt hàng bền lâu), báo cáo này cung cấp số lượng khoảng bao nhiêu chuyến vận chuyển các mặt hàng lâu bền ( tức là các mặt hàng có tuổi thọ trung bình từ 3 năm trở lên) và những đơn đặt hàng chưa thực hiện của mặt hàng này . Yếu tố này là thước đo về sản xuất và việc làm trong lĩnh vực mặt hàng lâu bền.
Một chỉ số gia tăng biểu thị nhu cầu và sức sản xuất đang tăng mạnh ( và theo đó giá tiền cũng tăng lên) trong khi một chỉ số thụt giảm thể hiện nhu cầu và sản xuất yếu kém hơn. Durable Goods Orders là 1 trong những yếu tố biểu thị sớm nhất nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp đối với các loại dụng cụ. Mức tiêu thủa các mặt hàng tăng giúp làm giảm đi khả năng lạm phát.
Tin từ bộ điều tra số liệu, ban thương mại vào lúc 8h30 sáng khoảng 26 hàng tháng. – Industrial Production and Capacity Utilization: Tỉ lệ Industrial Production and Capacity Utilization là những yếu tố chủ chốt biểu thị hiện trạng của một nền kinh tế và những khâu của vòng tròn kinh tế. Đặc biệt Industrial Production phản ánh mức đầu ra của các ngành công nghiệp như mỏ quặng, sản xuất, và các dịch vụ cộng đồng, và đóng vai trò như một yếu tố chính (lương cao) cho thị trường việc làm của các ngành sản xuất. Vì vậy, nó đóng một vai trò đặc biêệ quan trọng trong sự thay đổi về thu nhập cá nhân. Tỉ lệ Capacity Utilization đánh giá mức độ sản xuất theo số lượng sản xuất, và thường được dùng để theo sức ép lạm phát được gây ra bởi sức ép của các nguồn cung và các chi tiêu đầu tư chủ chốt trong lĩnh vực sản xuất.
Industrial Production được quyết định bởi nguồn cầu và sản xuâất là yếu tố chủ chốt một nền kinh tế. Chỉ số mở ra cánh cửa dẫn đến lĩnh vực sản xuất và có những liên hệ tới phần khách hàng qua những y yếu tố như công việc lương cao, cũng như có liên quan tới lĩnh vực dịch vụ và các hoạt động xây dựng.
Capacity Utilization rates, ngược lại, lại được sử dụng để nắm bắt xem liệu nền kinh tế còn có thể phát triển ở tỉ lệ nhanh hơn được nữa ko. Liệu mức sử dụng có thể được đẩy mạnh bằng cách kích thích để ko tăng mức sản xuất vượt qúa khả năng tối đa có thể – một khoảng đầu ra nằm trong giới hạn giưã tình trạng sản xuất hiện tại và sản xuất giàu tiềm năng mà không gây ra lạm phát . Nếu chỉ số này trên mức 85% thì đó là một dấu hiệu xấu cảnh tình về sức ép lạm phát, điều dẫn đến tỉ lệ lãi xuất tăng cao.
Tin từ hội đồng các nhà cầm quyền nguồn dự trữ liên bang ( Federal Reserve Board of Governors) ra lúc 9h15 phút sáng ngày 15 hàng tháng.
– International Trade in Goods & Services: (tạm dịch là báo cáo hoạt động thương mại quốc tế của lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ): Báo cáo thưong mại quốc tế, đánh giá sự khác nhau giữa xuất nhập khẩu của sản phẩm và dịch vụ của Mỹ, bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ. Báo cáo tượng trưng cho một phần quan trọng của bức tranh kinh tế vì nó phản ánh hiện trạng nhu cầu nội địa đối với việc nhập khẩu nước ngoài cùng với nhu cầu của nước ngoài đối với xuất khẩu của Mỹ. Vì mối quan hệ lẫn nhau giữa các quốc gia, những thay đổi trong nguồn thương mại cũng ảnh hưởng điá trị của đông đô Mỹ và các đồng tiền khác trong thị trường trao đổi ngoại tệ.
Hiệu ứng của các thông số thương mại này thường là rất phức tạp. Vì thị trường fx phản ứng với dòng chảy thương mại quốc tế, thị trường tiền và trái phiếu cũng ảnh hưởng theo. Sự gia tăng đột biến trong chỉ số nhập khẩu của Mỹ có thây ra sự thụt giảm trầm trọng của đồng đô vì nhập khẩu được trả bởi đồng đô của Mỹ dẫn đến vịêc nước ngoài nắm giữ một khối lượng lớn đồng đo và giá trị trao đổi tiền tệ của đồng đô bị sụt giảm. Điều này còn làm tăng giá trị nhhẩu và hạ giá xuất khẩu của Mỹ vì đồng đô được dùng để nhập khẩu đã đi ra nước ngoài. Cuối cùng mức nhập khẩu sụt giảm vì thu nhập thấp và giá nhập lại tăng lên. Cùng lúc đó sự tăng trưởng của nước ngoài lại gia tăng vì nước Mỹ nhập khẩu nhiều hơn và giá xuất khẩu lại rẻ hơn.
Rất gần đây thôi, sự phát triển mạnh mẽ của Mỹ và chính sách tiền tệ tương đối chặt chẽ súôt hơn 5 năm qua đã giúp tiền Mỹ rất được ưa chuộng, khiến cho các mặt hàng của Mỹ rất đắt đỏ cho nước ngoài và các mặt hàng nước ngoài lại rẻ mạt cho dân Mỹ. Hậu quả của việc này có 2 khía cạnh: thứ nhất, sức ép lạm phát giảm nhẹ vì nhập khẩu thấp đi. Điều này còn cho phép lãi xuất ngân hàng giảm đi theo lãi xuất nước ngoài, và có hệu quả kích thích sản xuất và việc làm trong nước ở các lĩnh vực mà cần đầu vào từ nước ngoài. Khía cạnh thứ 2 là giảm nhẹ đáng kể sự thâm hụt thương mại – khiến cho Mỹ phải vay tiền nước ngoài mỗi năm. Điều này có nghĩa là tăng lãi xuất để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài và dẫn đến một nguồn thu nhập đầu tư khổng lồ từ nước ngoài, làm đẩy giá trị của đồng Mỹ lên.
Nguồn từ bộ thống kê số liệu, ban thương mại. News ra lúc 8h30 sáng ngày 19 hàng tháng.
Niềm tin tiêu dùng là Bảng khảo sát thái độ của người tiêu dùng về cả điều kiện hiện tại cũng như sự kỳ vọng về các điều kiện kinh tế, được chỉ đạo bời Ủy ban hội nghị. Năm ngàn người tiêu dùng khắp đất nước sẽ được điều tra mỗi tháng. Mức độ niềm tin của người tiêu dùng liên quan trực tiếp tới mức độ chi tiêu của họ.
Niềm tin tiêu dùng và ý kiến của người tiêu dùng chỉ là hai cách để nói về thái độ của người tiêu dùng. Trong số các bản báo cáo kinh tế, Ý kiến người tiêu thì được khảo sát bởi ĐH Michigan trong khi Niềm tin tiêu dùng thì được khảo sát bởi Ủy ban hội nghị.
Sự chi tiêu của người tiêu dùng chiếm 2/3 nền kinh tế, vì vậy thị trường luôn khát khao muốn biết người tiêu dùng đang quan tâm vào cái gì và họ sẽ ăn, ở như thế nào trong tương lai gần.
Sự tin tưởng của người tiêu dùng vào nền kinh tế và khả năng tài chính của mình càng nhiều thì nhiều khả năng họ sẽ chi tiêu nhiều hơn.
Với ý nghĩ như vậy, thật dễ dàng để thấy chỉ số về thái độ của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp như thế nào vào xu thế của nền kinh tế. Hãy nhớ rằng sự thay đổi của Niềm tin tiêu dùng và doanh số bán lẻ không di chuyển nối tiếp nhau qua từng tháng.
Quan Hệ Giữa Lãi Suất Và Tỷ Giá
Lý thuyết ngang giá lãi suất
Mối quan hệ giữa lãi suất trên thị trường tiền tệ với tỷ giá trên thị trường hối đoái sẽ được hiểu rõ thông qua việc nghiên cứu hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Effect) và lý thuyết ngang giá lãi suất. Hai lý thuyết này khác nhau ở các hàm ý. .
Lý thuyết ngang giá lãi suất chú ý luận giải vì sao tỷ giá kỳ hạn khác với tỷ giá giao ngay và mức độ chênh lệch sẽ có. Lý thuyết này liên quan đến một thời điểm nhất định (tỷ giá kỳ hạn), khẳng định tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng sự sai biệt trong lãi suất.
Theo lý thuyết ngang giá về lãi suất, đồng tiền của một quốc gia nào đó có lãi suất thấp hơn thì nhất định sẽ là bù kỳ hạn cho hợp đồng kỳ hạn đối với đồng tiền của một quốc gia nọ có lãi suất cao hơn. Nói cách khác, trừ kỳ hạn hoặc bù kỳ hạn trên giá kỳ hạn là xấp xỉ tương đương với chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Ngược lại, hiệu ứng Fisher quốc tế chú trọng đến việc tỷ giá giao ngay của một đồng tiền sẽ thay đổi theo thời gian, khẳng định rằng tỷ giá giao ngay sẽ thay đổi theo chênh lệch lãi suất giữa hai nước.
Từ phân tích theo lý thuyết ngang giá lãi suất và hiệu ứng Fisher quốc tế, có thể thấy rằng lãi suất là công cụ giúp các nhà quản trị tài chính dự đoán và xác định tỷ giá trong tương lai để hoạch định chiến lược phòng chống rủi ro và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Lãi suất đóng vai trò quan trọng trên thị trường hối đoái bởi vì các khoản tiền gởi lớn được buôn bán tại đó đều được trả lãi, mỗi khoản có một lãi suất, tùy theo đồng tiền mà nó được định danh.
Lợi tức của các khoản tiền gởi được mua bán trên thị trường hối đoái phụ thuộc vào lãi suất và các thay đổi dự kiến của tỷ giá hối đoái.
Sự cân bằng thị trường hối đoái đòi hỏi sự ngang bằng về tiền lãi, điều kiện mà theo đó lợi tức dự kiến của các khoản tiền gởi của hai loại tiền bất kỳ là tương đương thì được đo bằng một loại tiền (nghĩa là đo bằng các đơn vị có thể so sánh với nhau được). Chỉ khi tất cả các tỷ suất lợi tức dự kiến đều bằng nhau, tức là khi đó điều kiện ngang bằng tiền lãi, thì sẽ không có tình trạng dư cung về một số dạng tiền gởi nào đó và cũng không có tình trạng dư cầu về một số loại tiền gởi khác. Thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi không một loại tiền gởi nào ở trong tình trạng dư cầu hoặc dư cung. Do vậy, có thể nói rằng thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi có điều kiện ngang bằng về tiền lãi.
Khi phân tích lãi suất tác động đến tỷ giá, chúng ta dựa trên nguyên tắc cetacis paribas, nghĩa là khi nghiên cứu tác động của một nhân tố thì chúng ta cố định các nhân tố khác. Đó là cách làm để đơn giản hóa việc phân tích. Tuy nhiên, các yếu tố có tác động lẫn nhau, vì vậy ảnh hưởng đồng thời của chúng đối với vấn đề nghiên cứu rất phức tạp. Phân tích hồi quy thường được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng đã qua của một hay nhiều yếu tố đối với đối tượng nghiên cứu. Điều này hàm ý là sự thay đổi về tỷ giá hối đoái tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố thay vì chỉ phụ thuộc vào lãi suất. Do đó, trong khi lý thuyết ngang bằng tiền lãi có vẻ hợp lý, thực tế không luôn luôn xảy ra như vậy. Các ảnh hưởng khác có thể bù trừ các ảnh hưởng của một nhân tố nào đó. Dù sao chăng nữa, lý thuyết ngang giá lãi suất có tầm quan trọng đến độ cho phép người ta dùng nó để khái quát ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thay đổi dự kiến của tỷ giá.
Khi nghiên cứu phân tích, chúng ta thường né tránh các vấn đề phức tạp có liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng cách giả định “nếu mọi điều kiện khác đều như nhau”, tuy nhiên khi xem xét các trường hợp cụ thể, thì thấy rằng “mọi điều kiện khác” thường không như nhau. Trong thực tế, tỷ giá thị trường thường lệch khỏi tỷ giá được hình thành trên cơ sở ngang giá lãi suất, bởi lẽ trạng thái cân bằng lãi suất của tỷ giá chỉ tồn tại trong một số điều kiện nhất định như chu chuyển vốn trên thị trường tài chính phải hoàn toàn tự do, chi phí giao dịch bằng không (0), rủi ro trong đầu tư vào các tài sản tài chính bằng nhau…Trong các nền kinh tế, các điều kiện này rất khó tồn tại như nhau làm cho mối quan hệ ngang giá lãi suất không thể được duy trì chính xác mọi lúc, mọi nơi. Cho dù ngang giá lãi suất có thể không được duy trì trong thực tế, thì nó vẫn có thể đóng một vai trò hữu ích trong phân tích kinh tế. Thứ nhất, người ta có thể sử dụng tỷ giá xác định theo ngang giá lãi suất như là chuẩn để quyết định xem đồng tiền của một nước là dưới giá hay quá giá so với đồng tiền khác. Thứ hai, người ta có thể thường xuyên làm những so sánh quốc tế có ý nghĩa các số liệu kinh tế, sử dụng tỷ giá xác định theo ngang giá lãi suất hơn là tỷ giá do thị trường xác định.
Những điều kiện diễn giải trên cho thấy rằng, sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái dự kiến trong tương lai phụ thuộc vào các nguyên nhân kinh tế của sự thay đổi về lãi suất. Chúng ta thấy các tỷ giá hối đoái luôn luôn điều chỉnh để duy trì sự ngang bằng tiền lãi. Làm thế nào để điều chỉnh tỷ giá hối đoái? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ so sánh các mối quan hệ có khả năng khác nhau giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái dự kiến trong tương lai và việc tỷ giá hối đoái sẽ được sử dụng thế nào cùng với lãi suất để tính ra các tỷ suất lợi tức có thể so sánh được.
Tỷ giá hối đoái được xác định tại thị trường ngoại hối. Thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi các khoản tiền gởi của mọi loại tiền đều có một tỷ suất lợi tức dự kiến như nhau, điều kiện mà theo đó những người nắm giữ các khoản tiền gởi ngoại tệ tiềm năng sẽ coi các khoản tiền nầy như những tài sản được mong muốn như nhau, sẵn sàng nắm giữ tất cả các nguồn cung ứng tiền gởi hiện có của mọi đồng tiền. Nói cách khác, một tỷ giá hối đoái ổn định được thị trường sẽ là một tỷ giá khiến cho những người tham gia thị trường bằng lòng nắm giữ các nguồn cung ứng hiện có về các khoản tiền gởi bằng tất cả các đồng tiền. Như vậy, tỷ giá cân bằng được xác định theo nhu cầu đối với ngoại tệ.
Vì tỷ giá hối đoái là giá tương đối của hai tài sản, nên hợp lý nhất là coi chúng như một loại giá tài sản. Nguyên lý cơ bản của việc định giá tài sản là ở chỗ giá trị hiện tại của tài sản, phụ thuộc vào sức mua tương lai dự kiến của chúng. Khi đánh giá tài sản, người tiết kiệm xem xét tỷ suất lợi tức dự kiến mà tài sản đó mang lại, tức là tỷ suất mà theo đó giá trị của một khoản đầu tư vào tài sản dự kiến sẽ tăng lên qua một thời gian.
Công cụ điều chỉnh tỷ giá
Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nôi tệ. Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào hay sẽ làm chuyển lượng hóa ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn. Điều này làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên thị trường, hay đồng nội tệ sẽ tăng giá. Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi suất nươc ngoài hay lãi suất ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá.
Về cơ bản, những trình bày trên đây chỉ đúng với các nền kinh tế mở (open economy), nơi có đồng tiền chuyển đổi và tự do lưu chuyển vốn. Về mặt lý thuyết, nếu lãi suất nước ngoài cao hơn, thì dẫn đến xuất khẩu tiền tệ, và trong trường hợp ngược lại, là nhập khẩu tiền tệ. Thực chất, những khác biệt về lãi suất chỉ dẫn tới sự chuyển đổi vốn, và kết quả là dẫn tới sự thay đổi về tỷ giá, nếu dự đoán về lợi nhuận, lãi suất thu được do đầu tư tiền tệ không được đảm bảo hay do việc nhân tín dụng bằng ngoại tệ không cân bằng, bởi những mất mát về tỷ giá. Một khi còn tồn tại những mối lo ngại như vậy, thì ngay cả khi có sự khác biệt lớn về lãi suất cũng không thể dẫn tới sự chuyển đổi vốn đến mức giảm lãi suất.
Dự đoán về một quá trình phát triển tỷ giá đảo ngược để dẫn tới chênh lệch về lãi suất thường xuất hiện khi xem xét lãi suất danh nghĩa của một đồng tiền chứ không phải là lãi suất thực, tức là khi chiết trừ tỷ lệ lạm phát thì đồng tiền với lãi suất danh nghĩa thấp lại có lãi suất thực cao hơn và ngược lại. Thí dụ, đồng tiền A có lãi suất 10%/năm và tỷ lệ tăng giá là 9%/năm; đồng tiền B có lãi suất là 8%/năm và tỷ lệ lạm phát là 5%/năm, như vậy lãi suất danh nghĩa của đồng tiền A cao hơn của đồng tiền B là 2%/năm, nhưng lãi suất thực thì ngược lại, lãi suất của đồng tiền B lại cao hơn so với đồng tiền A là 2%/năm. Theo cách phân tích này, chỉ có lãi suất thực mới tạo ra được sự nhập vốn; ngược lại, khi đồng tiền có lãi suất thực thấp thì sẽ dẫn tới hiện tượng nhận tín dụng, bởi vì người ta hy vọng rằng, khi thanh toán tín dụng người ta chỉ cần phải chi phí ít đơn vị nội tệ để mua lại số ngoại tệ đã vay, thậm chí còn ít hơn cả khi chưa trao đổi giá trị tín dụng.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, mức lãi suất cao là công cụ để chống lạm phát và nó thường được sử dụng để đáp ứng yêu cầu can thiệp vào nền kinh tế. Ngoài ra, chính sách lãi suất còn được sử dụng vào mục đích điều chỉnh giá trị đối ngoại của nội tệ. Phương pháp dùng lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái có thể nó là phương pháp thường được sử dụng với mong muốn có những thay đổi cấp thời về tỷ giá. Cơ chế tác động của công cụ này đến tỷ giá hối đoái như sau: Trong thế cân bằng ban đầu của cung cầu ngoại tệ trên thị trường, khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi, sẽ kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất trên thị trường. Từ đó, tác động đến xu hướng dịch chuyển của các dòng vốn quốc tế làm thay đổi tài khoản vốn (trong cán cân thanh toán quốc tế) hoặc ít nhất cũng làm những người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Cụ thể, nếu lãi suất tăng sẽ dẫn đến xu hướng là một đồng vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ đổ vào trong nước và những người sở hữu vốn ngoại tệ trong nước sẽ có khuynh hướng chuyển đổi đồng ngoại tệ của mình sang nội tệ để thu lãi cao hơn. Kết quả là tỷ giá giảm (đồng nội tệ tăng). Trong trường hợp ngược lại, nếu muốn tỷ giá tăng thì sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu.
Những hạn chế
Tuy nhiên, cách làm này cũng có những hạn chế nhất định, bởi lẽ lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả. Các yếu tố để hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt, có thể vượt quá tỷ suất lợi nhận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất (lên cao chẳng hạn) không nhất thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo ( hạ xuống chẳng hạn). Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước không ổn định, thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu hút được lãi nhiều. Để minh hoạ vấn đề này, có thể sử dụng hai ví dụ điển hình trong lịch sử.
Một là, trước thế chiến 2, Anh là một trong những nước điển hình về việc sử dụng lãi suất chiết khấu để can thiệp vào thị trường hối đoái và đã thu được nhiều kết quả đáng kể, do nền kinh tế và tiền tệ nước Anh lúc đó khá ổn định.
Hai là, có thể lấy cuộc khủng hoảng USD thời kỳ 1971-1973 làm ví dụ. Tổng thống Mỹ Nixon, đã phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để cứu nguy cho USD bằng cách tăng lãi suất chiết khấu lên rất cao để thu hút vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ quốc tế. Vào lúc này, mặc dù lãi suất trên thị trường New York cao gấp rưỡi thị trường London, gấp 3 lần thị trường Frankfurk, nhưng vốn ngắn hạn cũng không được chuyển vào Mỹ mà lại đưa đến Tây Đức và Nhật Bản, dù rằng các nước này thực hiện chính sách lãi suất thấp, vì lúc đó USD đang đứng bên bờ của nguy cơ mất giá.
Như vậy, chính sách lãi suất chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có giới hạn đối với tỷ giá hối đoái, bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất chỉ có quan hệ lôgic chứ không phải quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước. Tuy nhiên, không nên hoàn toàn coi thường chính sách chiết khấu. Nếu tình hình tiền tệ của các nước đều đại thể như nhau, thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do vậy, hiện nay chính sách lãi suất chiết khấu vẫn có ý nghĩa của nó. Đồng thời, can thiệp vào tỷ giá là phải có một thị trường vốn (nhất là thị trường vốn ngắn hạn) đủ mạnh, tự do và linh hoạt: tài khoản vốn đã được mở cửa.
Quan hệ biện chứng
Lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Lãi suất và tỷ giá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạch định của nền kinh tế. Sự khập khểnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi như: nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài…Vì vậy, trong quản lý vĩ mô chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Điều hành và xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá là một kỹ thuật vi diệu, vì rằng hai biến số này bị tác động bởi nhiều yếu tố như tình hình xuất, nhập khẩu, lạm phát, đầu tư nước ngoài, chính sách, kinh tế, tài chính của chính phủ, các yếu tố tâm lý… Trong quá trình vận hành hai biến số này tác động ngược lại nhằm thúc đẩy hoặc kiềm chế sự phát triển của các yếu tố trên các yếu tố tác động đến quá trình hình thành và lãi suất và tỷ giá là kết quả hàng loạt quá trình tương tác khác nhau. Vai trò, phương thức, cường độ của từng yếu tố lại phụ thuộc vào môi trường, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Như vậy, sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá tùy thuộc rất nhiều yếu tố, các yếu tố lại thường đan xen vào nhau và tùy thuộc lẫn nhau ở một thời điểm cụ thể, tình hình cụ thể, sẽ có yếu tố nổi bật là nguyên nhân làm thay đổi lãi suất và tỷ giá và cũng có yếu tố trở thành hệ quả của sự thay đổi lãi suất và tỷ giá. Chính mối quan hệ biện chứng này làm cho việc điều hành và xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá trở nên khó khăn, phức tạp. Vai trò của lãi suất và tỷ giá như là những công cụ tích cực trong phát triển kinh tế, đồng thời là những công cụ kềm hãm của chính sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay vụng về trong việc sử dụng chúng.
Tổng Giá Trị Thị Trường – Gross Domestic Product (GDP)
Chắc hẳn các bạn ai cũng từng nghe nói đến GDP. GDP có lẽ là một trong những cụm từ news thông dụng nhất trên mọi phương tiện thông tin quần chúng. Và trong website này mình cũng đã nhắc đến GDP ko ít lần!
Vậy GDP là gì?
GDP là viết tắt của cụm từ Gross Domestic Product (tạm dịch là thu nhập tổng sản phẩm quốc dân) là một trong những thước đo dùng để đánh giá thu nhập và đầu ra quốc gia trong một nền kinh tế nhất định. GDP được định nghĩa là tổng giá trị thị trường của tất cả những mặt hàng và dịch vụ đến tay người tiểu dùng mà được sản xuất trong đất nước đó trong một giai đoạn thời gian cụ thể. Chỉ số này còn được coi như tổng giá trị cộng dồn ở mỗi khâu sản xuất ( những khâu sản xuất trung gian) của tất cả những mặt hàng và dịch vụ đến tay người tiêu dùng được sản xuất trong một quốc gia ở tại một giai đoạn nhất định và được cấp cho một giá trị tiền nhất định.
Cách thông dụng nhất để tính ra và hiểu được chỉ số GDP là phương pháp tính lượng tiêu dùng:
Các nhà kinh tế học thường thích chia đôi cụm từ tiêu thụ nói chung thành 2 phần : tiêu thụ cá nhân, và chi tiêu công cộng ( còn gọi là chi tiêu chính phủ). 2 ưu điểm trong việc chi tổng số tiêu thụ ra trở thành như trên là:
Tiêu thụ cá nhân là nỗi lo chính của mảng phúc lợi kinh tế. Những nguồn đầu tư cá nhân và những phần thương mại cần dùng trong nền kinh tế hoàn toàn hướng tới việc gia tăng tiêu thụ cá nhân lâu dài.
Nếu tách riêng khỏi yếu tố nội sinh tiêu thụ cá nhân, thì tiêu thụ chính phú có thể coi như là yếu tố ngoại sinh để những mức chi tiêu chính phủ khác nhau có thể được đặt trong một khung kinh tế vĩ mô đầy ý nghĩa.
Mức sống và GDP
GDP bình quân một đầu người thường được dùng để biểu thị mức sống trong một nền kinh tế, lý do cơ bản là tất cả những cư dân của nước đó đều có lời từ sự gia tăng sản xuất của nền kinh tế.
Ưu điểm lớn nhất trong việc sử dụng chỉ số GDP bình quân một đầu người để biểu thị mức sống là ở điểm số này thường được đánh giá rộng rãi, liên tục và nhất quán. Liên tục ở điểm là hầu hết tất cả các đất nước đều cung cấp thông tin về chỉ số GDP theo quý( việc này giúp người dùng tin có thể xác định được hướng của xu thế nhanh hơn). Rộng rãi ở điểm một vài chỉ số đánh giá của GDP thì được áp dụng thực tế ở khắp mọi nơi trên thế giới ( cho phép so sánh thuần mức sống giữa các đất nước khác nhau). Và nhất quán ở điểm các định nghĩa mang tính chuyên ngành được dùng trong GDP đều có tính tương đối nhất quán giữa các đất nước, và vì vậy mà người ta tin rằng nước nào cũng đánh giá các yếu tố giống nhau.
Nhược điểm lớn nhất của GDP trong việc biểu thị mức sống là, nếu nói một cách chặt chẽ thì GDP vốn ko phải là thước đo của mức sống. GDP được dùng để đánh giá những dạng hình đặc biệt của các hoạt động kinh tế trong một đất nước. Trong định nghĩa của GDP chẳng có gì gợi ý rằng chỉ số này cần thiết để giá mức sống cả. Ví dụ nhé, một nước có nền xuất khẩu tuyệt đối (100%) và ko nhập khẩu tí nào sẽ có chỉ GDP rất cao, nhưng mức sống lại cực kì thâp.
Một ý kiến khác ủng hộ việc sử dụng chỉ số GDP là tuy chỉ số này ko phải biểu thị của mức sống nhưng ( tất cả những yếu tố khác đều giống nhau) mức sống có chiều hướng tăng lên khi GDP bình quân một đầu người gia tăng. Điều này khiến cho chỉ số GDP đại diện được cho yếu tố mức sống, hơn là một công cụ được sử dụng để đánh giá trực tiếp yếu tố này. Vì khi công nhân làm việc năng suất hơn, các chủ doanh nghiệp phải cạnh tranh để có thể tra họ lương cao hơn. Ngược lại, nếu ko năng suất, lương sẽ hạ hoặc các doanh nghiệp này ko thể sinh lời được.
Có rất nhiều tranh luận xung quanh cách sử dụng này của GDP.